Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn nhất


Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích

I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích (làm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ đó)

1. Tìm hiểu đề – Tìm ý

a) Tìm hiểu đề:

– Yêu cầu: Giải thích

– Nội dung: Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” → đi xa học được nhiều điều, mở rộng được tầm hiểu biết.

→ Là tìm giới hạn, yêu cầu, nội dung của đề

b) Tìm ý: Là đặt các câu hỏi: Là gì? Thế nào? Tại sao? Phải làm gì?

2. Lập dàn ý

a) MB: Nêu vấn đề giải thích

– Giới thiệu câu tục ngữ.

– Nội dung: Khát vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết.

– Định hướng giải thích:

b) TB: Triển khai giải thích

– Giải thích nghĩa đen

– Giải thích nghĩa bóng

– Giải thích nghĩa sâu (liên hệ thực tế, mở rộng)

→ đặt ra các câu hỏi: Là gì? Tại sao? Vì sao?; sau đó tự trả lời để giải thích một cách triệt để từng nội dung cụ thể.

c) KB:

– Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ.

– Liên hệ bản thân.

3. Viết bài

Xem thêm:  Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn nhất

a) MB: Có nhiều cách:

– Trực tiếp

– Gián tiếp:

+ Phản đề

+ So sánh

b) TB:

– Các đoạn thân bài phải đảm bảo tính liên kết chặt chẽ với nhau bằng nội dung và các phương tiện ngôn ngữ.

– Triển khai các ý trong thân bài phải phù hợp với mở bài.

c) KB: Có nhiều cách:

– Tán thành – khẳng định.

– Phản bác – khẳng định.

– Liên hệ bản thân.

4. Đọc và sửa chữa

– Xem lại nội dung

– Sửa lỗi dùng từ,câu,diễn đạt,chính tả …

II. Luyện tập

Kết bài khác cho đề bài trên.

Câu tục ngữ vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó là bài học kinh nghiệm quý báu mà ông cha đã truyền lại cho thế hệ ngày nay. Bài học cho thế hệ trẻ bây giờ là chịu khó học hỏi và rèn luyện mọi lúc mọi nơi. Con người không được ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đi xa để chiếm lĩnh những vùng trời kinh nghiệm mới.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu