Soạn bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất


Soạn bài Bài ca Côn Sơn

Câu 1 (trang 80 sgk Văn 7 Tập 1): Côn sơn ca được viết bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

– Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

– Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

– Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

      + Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

      + Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

Câu 2 (trang 80 sgk Văn 7 Tập 1):

a. Nhân vật ta chính là nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên như sau:

Hình ảnh nhân vật ta hiện lên là con người sống gần gũi, chan hòa và giao cảm với thiên nhiên, qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ta là người có tâm hồn phóng khoáng, giản dị, sống vứt bỏ danh lợi

c. Tiếng suối chảy được ví như tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó cho thấy nhân vật ta thật sự giao hòa với thiên nhiên, sống gần gữi với thiên nhiên, coi thiên nhiên là ngôi nhà sinh hoạt, là người bạn tri kỉ.

Câu 3 (trang 80 sgk Văn 7 Tập 1):

Xem thêm:  Kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen năm 2021

Cùng với hình ảnh nhân vật ta, Côn Sơn được gợi lên qua các chi tiết sau: Suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi, trong ghềnh thông mọc như nêm, có bóng trúc râm.

Cảnh tượng Côn Sơn quả là cảnh đẹp nên thơ, thiên nhiên trong lành, khoáng đạt.

Câu 4 (trang 80 sgk Văn 7 Tập 1):

Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc râm cho thấy tức cảnh sinh tình, cảnh đẹp đã thôi thúc tâm hồn của thi sĩ, đồng thời ta thấy cảnh tượng như một bức tranh của một ông tiên nhàn hạ không vướng chút bụi trần. Thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn nhàn thân nhưng không nhàn tâm, ông rút lui về ở ẩn nhưng trong lòng còn bao vướng bận và lo lắng cho vận mệnh quê hương đất nước. Cho nên ông dành cho thiên nhiên biết bao tình cảm cao đẹp, cho thấy một tâm hồn thi sĩ thanh cao, rộng mở.

Câu 5 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 1): Hiện tượng điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần. Tác dụng của phép điệp này đối với việc tạo nên giọng điệu bài thơ:

– Khẳng định giọng vui tươi khi nhắc tới Côn Sơn với những vẻ đẹp phong phú

– Niềm say đắm của người thi sĩ khi ngắm cảnh.

Luyện tập

Câu 1 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 1): Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ” Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có điểm giống và khác.

Xem thêm:  Soạn bài Cụm danh từ ngắn nhất

– Giống nhau:

      + Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

      + Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người. Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

– Khác nhau: Cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

Câu 2 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 1): Học thuộc bài thơ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu