REVIEW NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TMU | Myphamthucuc.vn

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp và thế giới dần trở nên “phẳng”, ngành Kinh tế quốc tế đang trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên cũng có không ít nghi ngại với chính ngành học này, nhiều người cho rằng việc học ngành Kinh tế quốc tế giống như việc đọc bách khoa toàn thư, cái gì cũng học nhưng thiếu chuyên sâu. Điều này dẫn đến các thắc mắc về triển vọng nghề nghiệp của ngành Kinh tế quốc tế.

1. Tên chuyên ngành:

        Tiếng Việt:             Kinh tế quốc tế

        Tiếng Anh:             International Economics

2. Trình độ đào tạo:

     Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức:

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, đạt chuẩn về kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo quốc gia ngành Kinh tế quốc tế.

– Có kiến thức đủ rộng về nền kinh tế và kiến thức cơ sở ngành Kinh tế quốc tế quốc tế  tế bao gồm: Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế  phát triển, Kinh tế  môi trường, Quản trị đa văn hóa, Kinh tế Đầu tư, Quản lý nhà nước về thương mại, Kinh tế thương mại,Kinh tế lao động, Kinh tế doanh nghiệp, Kinh doanh quốc tế,  Thương mại điện tử căn bản. 

– Nắm vững kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về ngành và chuyên ngành Kinh tế quốc tế, như: kinh tế quốc tế, Đầu tư quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng, Hệ thống thông tin quản lý,  Quản trị logicstic kinh doanh,   Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Quản trị tài chính quốc tế, Quản trị vận chuyển trong thương mại quốc tế, Quản trị chiến lược toàn cầu, Chính sách kinh tế quốc tế, Hội nhập kinh tế quốc tế, Kinh tế khu vực và ASEAN, Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế, Đàm phán thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, Quảng cáo và  xúc tiến thương mại quốc tế, Kinh tế hải quan.

Xem thêm:  Mở bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi nâng cao | Myphamthucuc.vn

– Có kiến  thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Kinh tế-Quản lý- Kinh doanh;

4. Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn  kỹ năng chung căn bản của ngành Kinh tế quốc tế và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Kinh tế quốc tế, bao gồm:

4.1. Kỹ năng cứng:

– Tham gia hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước

– Tham gia hoạch định chiến lược, chính sách, và quản lý hoạt động kinh tế quốc tế, xây dựng và triển khai các dự án của  các tổ chức quốc tế

– Ngoài ra, có thể tham gia hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

4.2.Kỹ năng mềm

–  Kỹ năng làm việc theo nhóm (Team Work)

–  Làm báo cáo, trình diễn và truyền thông  quốc tế

–  Kỹ năng về tin học

–  Kỹ năng tiếng anh đạt chuẩn của trường theo Quyết định 979QĐ-ĐHTM ngày 15/11/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại

5. Yêu cầu về thái độ, hành vi

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các chuẩn về thái độ hành vi sau:

    – Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

   – Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp.

Xem thêm:  Cách vẽ tranh phong cảnh mùa hè nâng cao

   – Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

   –  Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

6. Vị trí làm việc sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại các bộ phận như sau:

6.1 Làm việc phù hợp và tốt ở các bộ phận sau:

– Bộ phận hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch và quản lý hoạt động kinh tế quốc tế của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp

– Bộ phận hoạch định chiến lược, chính sách, quản lý hoạt động kinh tế quốc tế và quản lý các dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận.

– Các bộ phận có liên quan trong ngành hải quan

– Ngoài ra, có thể làm việc tại các bộ phận có liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh  trong và ngoài nước

– Sinh viên tốt nghiệp  chương trình có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng khối kinh tế quốc tế và quản trị kinh doanh

6.2 Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

– Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp có liên quan đến hoạt động thương mại và thương mại quốc tế

– Làm việc tại các bộ phận quản lý các dự án của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi lợi nhuận.

– Các bộ phận có liên quan trong ngành hải quan

– Ngoài ra, có thể làm việc tại các bộ phận có liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh  trong và ngoài nước

Xem thêm:  Bài 60. Sự nuôi dạy con của một số loài thú | Myphamthucuc.vn

– Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

– Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.

– Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường

– Sinh viên có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) ngành Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế và Kinh doanh thương mại của các trường đại học trong và ngoài nước.

8. Mức lương sau khi ra trường

Đối với sinh viên ngành Kinh tế quốc tế mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế đầu tư thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn con số này rất nhiều.

9. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế quốc tế 

Để theo học ngành Kinh tế quốc tế, bạn cần phải có những tố chất sau:

– Nhạy bén, tháo vát, có trách nhiệm cao với công việc;

– Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;

– Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;

– Khả năng ngoại ngữ tốt;

– Sáng tạo, quyết đoán;

– Khả năng thu thập và xử lí thông tin;

– Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập