/tmp/hnyis.jpg Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam – Bài mẫu 1

      “Qua bao biến thiên lịch sử, qua bao chính kiến nghệ thuật tả hữu. dọc con đường từ 45, văn chương và tư tưởng về văn chương của Thạch Lam vẫn là một trong những giá trị còn lại”.

      Sứ mệnh đầu tiên của văn chương, theo Thạch Lam, là tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác.

      Văn chương có thể nào khác như thế được khi con người đang bị chìm trôi trong bao bi kịch bởi sự tàn ác và giả dối. Đưa sự mệnh tố cáo lên hàng đầu, Thạch Lam muốn văn chương phải mang được một chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. 

      Văn chương của Thạch Lam là những trang đẹp. Cho đến nay, nó càng làm lôi cuốn tâm hồn những con người đương đại, những con người đã trải qua hai cuộc chiến có máu và lửa thảm khốc. Thoát ra khỏi không gian và thời gian “Vầng trăng và quầng lửa”, con người hôm nay tìm về Thạch Lam như nhu cầu tìm về một cõi hiền hoà, yên tĩnh, dịu dàng.; về một cõi mình có thể lắng nghe mình – về thời gian của “Gió đầu mùa”, không gian của “Nắng trong vườn”, hương vị của “Hà nội 36 phố phường”.

      Thạch Lam luôn xây dựng văn chương là những trang hiện thực thoáng qua, những dấu ấn còn lại trong cảm nhận của ta sau một cơn gió nhẹ. dấu ấn trong miên man. Đó là chủ nghĩa hiện thực không tả thực, một chủ nghĩa hiện thực mỹ thuật (réolisme pitoresque). Ở đây không có rùng rợn và bão tố, không có sần sùi, gồ ghề kịch tính. Tất cả chỉ là đẹp và tinh tế; những “Dưới bóng hoàng lan, Đứa con đầu lòng”. đi nhẹ vào tâm thức ta.

      Từ thẩm mỹ cho đến tư tưởng, Thạch Lam luôn hướng đến cái đẹp của con người và tác phẩm của ông trở thành một hằng số giá trị trong văn học Việt Nam. 

Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam – Bài mẫu 2

      Thạch Lam, một nhà văn trong Tự Lục văn đoàn, là nhà văn lãng mạn, nhưng quan điểm của ông về vai trò tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội lại rất tích cực. 

Xem thêm:  Giải SBT Vật lý 9: Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều | Myphamthucuc.vn

      Thạch Lam quan niệm: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”. Phát biểu như vậy, Thạch Lam đã bút chiến với quan niệm nghệ thuật tiêu cực của dòng văn học lãng mạn bấy giờ (1930-1945). Một nhà văn chán ghét thực tại đen tối, xấu xa, lại hướng văn học đến quan điểm thoát li. Khi thì họ thoát lên tiên giới, khi thì thoát vào tình ái mộng ảo, “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì cả”. Có nhà thơ còn muốn trốn vào tinh cầu giá lạnh, “Một vì sao trơ trọi cuối trời xa. Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh, những ưu phiền đau khổ với buồn lo”. Có nhà văn lại đưa người đọc chìm đắm vào những cơn say, những cuộc truy hoan mê loạn điên cuồng để cho quên, quên hết, “rượu, rượu nữa và quên quên hết”. Xét đến cùng thì đây cũng là những biểu hiện phản ứng của các nhà văn đối với xã hội giả dối và tàn ác đương thời nhưng yếu đuối và bất lực. Đứng trong tự lực văn đoàn, nhưng quan điểm văn chương của Thạch Lam gần với Vũ Trọng Phụng, “văn chương phải là sự thực ở đời”, gần với Nam Cao, “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”.

      Sau khi phản bác lại thứ văn chương thoát li, Thạch Lam phát biểu trực tiếp quan điểm văn chương tiến bộ của ông: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

      Quan niệm văn chương của Thạch Lam đạt đến sự toàn diện. Nhà văn vừa quan tâm đến những vấn đề xã hội, “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, vừa quan tâm đến sự tác động của văn chương đối với tâm hồn, tình cảm của con người “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Làm thay đổi thế giới bên trong của con người, đó là khả năng huyền diệu của văn chương. 

      Thạch Lam đã bộc lộ quan điểm văn chương của ông trong sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông như “Hai đứa trẻ”, “Gió lạnh đầu mùa” đã thể hiện được khát vọng muốn “Thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, hướng con người tới cái thiện và sự cao cả.

      Thạch Lam là nhà văn lãng mạn bám rễ sâu vào hiện thực. Cảm hứng lãng mạn của ông như một cánh diều mà sợi dây bền chặt là hiện thực cuộc sống. Quan niệm về văn chương của Thạch Lam thuộc dòng tư tưởng lớn của các nhà văn của dân tộc và nhân loại. Giữa lúc các nhà văn lãng mạn cùng trào lưu với ông đang say sưa với văn học thoát li mà ông quan niệm văn chương như vậy là tích cực. Quan niệm văn chương của Thạch Lam sẽ còn tác dụng tích cực bền lâu trong nền văn học dân tộc.

Xem thêm:  Dàn ý diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau lớp 12 | Myphamthucuc.vn

Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam – Bài mẫu 3

      Thạch Lam là một hiện tượng khá lạ trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Ông có một phong cách riêng, một chủ trương riêng về sáng tác.

      Quan điểm của Thạch Lam về văn chương là một quan điểm “nhập cuộc”. Đánh giá cao tác dụng của văn chương đối với đời sống, Thạch Lam chủ trương văn chương là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực”. Khi coi văn chương là “một thứ khí giới”, Thạch Lam rất gần gũi với những nhà văn thơ đã từng là những chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do trong lịch sử 

      Thạch Lam tỏ ra rất tinh tế và hiểu rõ đặc trưng của văn học khi gọi văn chương là “thứ khí giới thanh cao”. Văn học là một thứ vũ khí đặc biệt, thứ vũ khí tinh thần, lấy sức mạnh tinh thần làm chính, được tạo nên bởi một thứ chất liệu thanh cao là nghệ thuật, là cái đẹp chân chính của nghệ thuật, của hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật. 

      Thạch Lam đã không ngại ngần khi vạch rõ hai nét bản chất của cái xã hội mà ông đang sống: giả dối và tàn ác. Đó là hai sản phẩm đồng thời cũng là hai chỗ dựa để tồn tại của xã hội ấy. Những nhà văn hiện thực chủ nghĩa như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao… với tài nghệ xuất sắc của mình, chẳng đã hết sức cố gắng để làm nổi bật những bức tranh xã hội với hai bản chất đó là gì? Với Thạch Lam, văn chương không chỉ tố cáo mà còn làm thay đổi xã hội đó.

      Nhưng với văn chương của mình, Thạch Lam có thể làm gì để thay đổi cái “thế giới giả dối và tàn ác” ấy? Có lẽ tác động thay đổi nằm ngay trong sự tố cáo, tố cáo để xóa bỏ cái giả dối và tàn ác, để thay thế sự tàn ác và giả dối bằng cái thiện, cái chân, cái mĩ, những lý tưởng mà bất kỳ một nền nghệ thuật chân chính nào cũng tôn thờ. Mặt khác, Thạch Lam còn muốn thay đổi xã hội bằng một cách nữa, đó là “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Thạch Lam quả đã rất tin tưởng ở khả năng diệu kỳ của văn chương, sức tác động mãnh liệt của văn chương vào tâm hồn con người, nó có thể đem đến cho con người những khát vọng cao cả, những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống con người trở nên giàu có hơn.

Xem thêm:  Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha  – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

      Thạch Lam không phải là một nhà lý luận. Ông là một nhà văn. Thạch Lam nói không phải để khuyên bảo ai, ông nói để khẳng định con đường của mình, cho mình. Ông nói để làm theo. Quả nhiên, số tác phẩm không nhiều nhưng đầy đủ giá trị nghệ thuật mà Thạch Lam để lại từ cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, đã là sự minh chứng cho lời ông nói. Thật ra, sức tố cáo, nhất là tố cáo cái ác, trong các truyện ngắn của Thạch Lam không lớn. Nhưng quả tình, mỗi truyện ngắn của Thạch Lam đều có sức “làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. “Dưới bóng hoàng lan” đem đến trong ta tình yêu đậm đà đối với quê hương, đối với những vẻ đẹp trong sạch của cuộc sống, của tình người. “Một cơn giận”, “Đói”, “Gió lạnh đầu mùa”…. Giúp ta tự mình biết độ lượng hơn, trắc ẩn hơn, vị tha hơn. “Hà nội băm sáu phố phường ”giúp ta sống phong phú với sự cảm nhận ra vẻ đẹp trong những điều hết sức nhỏ bé trên đất nước mình, dầu chỉ là hương thoảng nhẹ của hạt cốm vàng hay mùi thơm gắt của bát nước mắm có vị cà cuống… “Nhà mẹ Lê”, “Hai đứa trẻ” làm dâng lên trong ta nỗi phẫn uất, xót xa về những cuộc đời nghèo khổ, tối tăm… Là một nhà văn thuộc một nhóm văn học lãng mạn, Thạch Lam lại viết những tác phẩm gần với Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng .. hơn là với các nhà văn lãng mạn.

      Thạch Lam là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đọan 1930-1945. Thạch Lam không những có đóng góp to lớn về mặt nghệ thuật mà còn có tác động sâu sắc đối với xã hội, đối với việc xây dựng con người.

—/—

Với các bài văn mẫu Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập