Qua đèo ngang – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Qua đèo ngang – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Qua đèo ngang Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Qua đèo ngang trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Qua đèo ngang

Bài thơ là cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, tuy có sự sống con người nhưng còn vắng vẻ hoang sơ. Giữa khung cảnh ấy là nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn cô đơn của tác giả.

B. Đôi nét về tác phẩm Qua đèo ngang

1. Tác giả

– Bà Huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở TK XX.

– Bà là nữ sĩ tài danh hiếm có.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tácTrên đường vào kinh đô Phú Xuân dạy học, dừng chân ở Đèo Ngang. 

Xem thêm:  Soạn bài Mưa (Trần Đăng Khoa) ngắn nhất

b, Bố cục: 4 phần Đề- Thực- Luận- Kết

– Phần 1(hai câu đề): Cảnh vật Đèo Ngang buổi chiều tà

– Phần 2 (hai câu thực): Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang

– Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả

– Phần 3 (hai câu kết): Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả

c, Phương thức biểu đạt

– Biểu cảm

d, Thể thơ 

– Thất ngôn bát cú, gồm 8 câu, gieo vần cuối câu 1,2,4,6,8

e, Giá trị nội dung

– Cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút dù đã có sự xuất hiện của con người nhưng còn hoang sơ vắng vẻ. Nỗi nhớ nước, thương nhà, buồn lặng cô đơn của tác giả. 

f, Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

– Lời thơ trang nhã

– Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

C. Sơ đồ tư duy Qua đèo ngang

Qua đèo ngang - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Qua đèo ngang

1. Cảnh vật Đèo Ngang buổi chiều tà

– Thời gian: xế chiều – thời điểm dễ gợi nên nỗi buồn cô đơn, nhung nhớ; 

– Không gian: Đèo Ngang – một con đèo hùng vĩ, phân chia hai tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày xưa

– Cảnh vật:cỏ cây, lá, đá, hoa

– Động từ: chen – lẫn vào nhau, không ra hàng ra lối, động từ “chen” chen vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ

Xem thêm:  Soạn bài Ý nghĩa của văn chương ngắn nhất

⇒ Cảnh vật đầy hoang sơ nhưng cũng đã có sự sống thưa thớt

2. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang

– Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình: lom khom, lác đác – gợi cảm giác thưa thớt, ít ỏi

– Nghệ thuật đảo ngữ:

   + Lom khom … tiều vài chú

   + Lác đác … chợ mấy nhà

– Sự nhỏ bé, ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ

⇒ Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điều. Qua đó, gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả

3. Tâm trạng của tác giả

– Âm thanh của chim quốc quốc, gia gia: nghệ thuật lấy động tả tĩnh; chơi chữ. – Tiếng chim quốc, chim gia gia nhớ nước, thương nhà cũng chính là tiếng lòng của chính tác giả đang da diết nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ quá khứ huy hoàng của đất nước.

⇒ Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ

4. Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả

– Con người nhỏ bé, lẻ loi, cô đơn  đối diện với cả vũ trụ bao la, rộng lớn

– “Một mảnh tình riêng, ta với ta”: những tâm tư không ai cùng chia sẻ

=> Nỗi cô đơn giữa thiên nhiên bao la, hoang vắng của tác giả

Xem thêm:  Vẻ đẹp dòng sông Hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông năm 2021

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu