Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?

A. Nilon-6,6.

B. Poli(vinyl clorua).

C. Polietilen.

D. Poli(metyl metacrylat).

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Nilon-6,6.

Giải thích: 

Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic:

nH2N-[CH2]6-NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH → (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n + 2nH2O

poli(hexametylen-ađipamit) hay nilon-6,6

Polymer là gì

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về Polime nhé

1. Polyme là gì?

Polyme là khái niệm được dùng cho các hợp chất nhiều phân tử (hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản).

Đặc điểm của các mắt xích này được nối với nhau qua liên kết cộng hóa trị, tức là hai phân tử hoặc nhiều hơn sẽ được nối với nhau và có chung một cặp eletron.

* Phân loại polyme.

– Theo nguồn gốc:

  • Polyme thiên nhiên: Có nguồn gốc từ tự nhiên

Ví dụ: Xenlulozo, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cao su thiên nhiên…

  • Polyme tổng hợp: Do con người tổng hợp (chủ yếu bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.)

Ví dụ: Polypropylen (nhựa PP), Polyvinyl clorua (nhựa PVC), polyetylen (nhựa PE)…

  • Polyme bán tổng hợp (nhân tạo): Được con người chế tạo từ polyme thiên nhiên thành các loại polyme mới.

– Theo cấu trúc

  • Polime mạch không phân nhánh.

Ví dụ:  nhựa PVC, nhựa PE,  cao su, xenlulozơ, tinh bột…

Ví dụ: glicogen, amilopectin…

  • Polime mạch không gian.

Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa rezit, nhựa bakelit…

* Ngoài ra Polyme còn phân loại theo: Polyme hữu cơ với xương sống là Cacbon và Polyme vô cơ và polyme khoáng vật là hai loại khác nhau. Polyme vô cơ  là các cao phân tử dài ngoằn ngoèo gấp 10.000 lần hơn một phân tử kết tinh, và có xương sống làm bằng Si. Loại khoáng vật  là các phân tử kết tinh nối lại với nhau, có thể là phân tử silicat hay một muối kim loại khác. Chúng chiếm phần lớn vật liệu thiên nhiên vô cơ, khác hẵn với polyme hữu cơ có xương sống làm bằng C (cacbon).

Xem thêm:  Thuyết minh Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn du ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

* Danh pháp.

Cách gọi tên: Poli + tên monome

Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên polime sẽ đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ: Poly (Vinyl clorua)

-( CH2-CHCl-)-n

2. Tính chất vật lí của polyme.

– Đa số các polime là chất rắn, không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy không xác định.

– Hầu hết các polime không tan trong dung môi thông thường, chỉ tan trong dung môi thích hợp.

– Các polime có đặc tính khác nhau về tính dẻo, tính đàn hồi, độ dai, độ giòn, tính dẫn điện, dẫn nhiệt…

3.Tính chất hóa học của polyme.

Polymer có thể tham gia được ba phản ứng gồm có: phân cắt mạch, giữ nguyên mạch và tăng mạch cacbon.

  • Phản ứng phân cắt mạch polime

Polymer trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp để thành các đoạn ngắn, cuối cùng thành monome ban đầu. Xảy ra phản ứng này bởi vì polymer có nhóm chức ở trong mạch dễ bị thủy phân hoặc một số polymer khác bị oxi hóa cắt mạch.

  • Phản ứng giữ nguyên mạch polymer

Những polymer có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch, chúng có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và của nhóm chức đó.

  • Phản ứng tăng mạch polymer

Khi có những điều kiện thích hợp, các mạch polymer có thể nối với nhau để tạo thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới. 

Xem thêm:  Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

 

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là (ảnh 2)
Polime có những tính chất hóa học nào

4. Điều chế Polyme.

Phản ứng trùng hợp

– Phản ứng trùng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome thành polyme.

– Phản ứng trùng hợp Buta 1,3 điện : 

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là (ảnh 3)

Phản ứng trùng ngưng

Phản ứng trùng ngưng là phản ứng kết hợp nhiều monome có hai nhóm chức có khả năng tách nước tạo thành polyme và nước. 

Ví dụ:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là (ảnh 4)

Phản ứng trùng-cộng hợp

Phản ứng trùng-cộng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome nhiều chất chứa liên kết đôi tạo thành polyme. Quá trình này gồm 2 bước:

– Các monome kết hợp với nhau thành monome chính nhờ phản ứng cộng.

– Monome vừa được tạo sẽ kết hợp với nhau tạo polyme.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về dạng hợp chất polyme. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể nắm chắc khái niệm, tính chất và phương pháp điều chế của Polyme

5. Những đặc điểm nổi bật của polymer 

Polymer là những vật liệu nhựa dẻo, mặc dù mỗi polymer sẽ có tính chất riêng biệt nhưng chung quy lại chúng vẫn có những đặc điểm chung sau đây:

5.1 Chúng có khả năng tái chế rất cao

Polymer thường là loại nhựa dẻo khi nung nấu ở nhiệt độ cao thì sẽ bị chảy thành chất dẻo và từ đó ta có thể tái chế rất cao. 

5.2 An toàn tuyệt đối với các loại hóa chất

Hầu hết các chất lỏng hóa chất như chất tẩy rửa, dung dịch làm sạch… đều được đựng trong các vật liệu bằng nhựa polymer và không hề gây ra một tác dụng phụ nào.

5.3 Không dẫn điện và dẫn nhiệt

Polymer có tính chất không dẫn điện, dẫn nhiệt. Bởi, thực tế khi xem xét tất cả các thiết bị, dây điện, ổ cắm điện và hệ thống dây điện được làm hoặc phủ bằng vật liệu polymer thì không bị dẫn điện. 

Xem thêm:  Các dạng bài tập Liên kết gen và hoán vị gen | Myphamthucuc.vn

Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy được khả năng chịu nhiệt khi trong nhà bếp với nồi và chảo xử lý làm bằng polyme, lõi xốp của tủ lạnh và tủ đá, ly cách nhiệt. 

5.4 Hầu hết polymer đều có màu sắc đa dạng 

Polymer còn được dùng để thay thế sợi bông, lụa và len, sứ và đá cẩm thạch cũng như nhôm và kẽm. Polymer có thể được tái tạo nhiều lần với những màu sắc khác nhau, không cố định.

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là (ảnh 5)
Hầu hết polymer đều có màu sắc đa dạng 

6. Polymer tác động đến môi trường, con người như thế nào? 

Mặc dù chúng có những ứng dụng, vai trò quan trọng là thế, thế nhưng cũng để lại nhiều tác động xấu đến với môi trường, con người như sau: 

– Quá trình để sản xuất Polymer sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, gia tăng sự biến đổi khí hậu và kèm theo các hệ lụy tới môi trường sống như: nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt…

– Tác động xấu đến sức khỏe của con người: Vì các chất phụ gia được thêm vào sản phẩm để tạo nên các polymer nhân tạo có thể gây tổn thương và làm thoái hóa thần kinh ngoại biên, làm tổn thương các cơ quan sinh dục nam…

– Sự tồn tại của Polymer trong đất và nước sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy làm xói mòn, sạc lở đất, không giữ được chất dinh dưỡng gây cây cối sinh trưởng không tốt, sinh vật biển có thể bị chết do ăn phải chất thải,…

– Các polymer ở dưới dạng bao bì plactic sẽ gây tắc nghẽn cống, kênh rạch và ao hồ, gây ứ đọng nước và gây ô nhiễm môi trường.

– Nếu bạn đốt những sản phẩm polime sẽ gây độc cho sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập