Phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp nâng cao, chi tiết từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh chuyên văn. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Dàn ý phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi

1. Mở bài

– Nêu sơ lược về tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê quán

  • Quảng Bình. Là một nhà thơ gặp nhiều bi thương trong cuộc sống nhưng hồn thơ của ông lại luôn dồi dào nguồn cảm hứng sáng tạo.
  • Giới thiệu khổ thơ thứ 3: là sự bộc lộ những tâm trạng và sự hoài nghi của nhân vật trữ tình, nhưng nổi bật lên là niềm khát khao được sống, được giao hòa cùng với thiên nhiên và con người ở xứ Huế.

2. Thân bài

– Nội dung

  • Tha thiết hướng về con người ở Vĩ Dạ trong sự hư ảo giữa thực và mơ: đó là hình ảnh của một người khách đường xa về một người con gái trong màu áo trắng tinh khôi, trinh nguyên nhưng mờ ảo (2 câu đầu).
  • Tâm trạng hoài nghi, suy tư về cuộc đời và tình người: sự chìm đắm trong hai không gian của tâm tưởng và thực tại, sự hoài nghi về tình người ở thôn Vĩ sau bao nhiêu năm xa cách, mong chờ.

– Nghệ thuật

  • Hình ảnh “khách đường xa” gợi lên nỗi nhớ và khát khao được gặp lại người xưa, chốn cũ của nhân vật trữ tình.
  • Điệp ngữ (khách đường xa, ai): sự chìm đắm trong vô thức với khát vọng được gặp lại cố nhân (khách đường xa), sự ngậm ngùi tiếc nuối (ai).
  • Điệp ngữ “khách đường xa” được lặp lại hai lần như chứa đựng hai tâm trạng, hai cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là khát vọng: mơ về khách đường xa, mơ được gặp lại người xa, cảnh cũ (mơ khách đường xa); là thực tại: sự vô vọng khi có quá nhiều khát vọng, mơ ước không thể trở thành hiện tại (khách đường xa).
  • Đại từ phiếm chỉ (ai), đại từ (đây): làm bật lên cảm giác của sự vô định và hoài nghi của nhân vật trữ tình.
  • “Ở đây” nhằm chỉ về không gian hiện thực nơi xứ Huế hay là không gian tâm tưởng, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, tuyệt vọng.
  • Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?”: để hỏi người mà cũng để hỏi mình, vừa gần gũi nhưng cũng xa xôi, vừa hoài nghi nhưng cũng giận hờn, trách móc.
  • Từ Hán – Việt (nhân ảnh): từ Hán – Việt duy nhất được tác giả sử dụng trong bài, có sự dự cảm về chính cuộc đời của tác giả.
  • Nhịp thơ 4/3 (Mơ khách đường xa khách đường xa) tạo ra sự khác biệt với luật thơ của những câu thơ thất ngôn.
  • Ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế.
  • Nghệ thuật cực tả (sắc trắng): tạo nên vẻ đẹp thanh khiết, trinh nguyên của nhân vật “em” nhưng đồng thời cũng làm bật lên sự bất lực về thị giác, bất lực về tâm hồn của một trái tim khi phải xa cách cuộc sống thực ngoài kia.

3. Kết bài

– Tóm lược lại ý chính của giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ thứ 3.

  • Giá trị nội dung: nỗi lòng hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ nhòa giữa hiện thực và mộng ảo của nhân vật trữ tình.
  • Giá trị nghệ thuật: sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm toát lên được những cung bậc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi – Bài mẫu 1

      Trong vườn Thơ mới với trăm hương sắc ngọt ngào, người ta đã phong cho Hàn Mặc Tử là thống soái của một trường thơ: Thơ điên. Chỉ với 28 tuổi đời (1912 — 1940) mà ông đã để lại cho nền văn học dân tộc hàng trăm vần thơ đẹp. Đến với thơ Hàn Mặc tử, ta bắt gặp một tâm hổn say trăng đến kì lạ:

Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt

Khép phòng đốt nến, nến châu rơi

      Thơ của ông rợn ngợp trong “hồn” và “trăng” vừa thực vừa mơ. Hồn thơ của ông mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có một vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác. Những tưởng bước vào đó chỉ có “hồn” và “trăng”, cuồng điên và bệnh hoạn nhưng những vần thơ trong trẻo như Đây thôn Vĩ Dạ buộc mỗi độc giả chúng ta phải có cái nhìn khác đi về nhà thơ đa tài nhưng bạc mệnh này. Đây thôn Vĩ Dạ khiến lòng người phải nghiêng nghiêng về một tình yêu vô bờ bến của tác giả đối với Vĩ Dạ, với những con người Huế

Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên, 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 

Lá trúc che ngang mặt chữ điền. 

Xem thêm:  Bài 3. Trung Quốc (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Gió theo lối gió, mây đường mây

 Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay… 

Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó, 

Có chở trăng về kịp tối nay? 

Mơ khách đường xa, khách đường xa, 

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, 

Ai biết tình ai có đậm đà ?

      Nhắc đến Đây thôn Vĩ Dạ, ta không thể quên được mối tình tuyệt vọng của thi nhân và giai nhân xứ Huế là Hoàng Thị Kim Cúc. Bệnh tật đã dứt lìa nhà thơ  ra khỏi nhiều ước mơ của tuổi trẻ trong đó có khát khao về tình yêu đôi lứa. Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử đã nhận được một bức bưu ảnh “có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cá ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước” cùng mây lời thăm hỏi của cố nhân, xúc động với tấm lòng của bạn cũ, tác giả đã sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với 3 khố thơ 12 câu tả cảnh ngụ tình để đáp lại tình cảm của người xưa. Nhớ đến người xưa, cảnh xưa ta sẽ nhớ đến Vĩ Dạ thôn.
Mở đầu cho một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc ấy, không phải là một câu miêu tả mà là một câu hỏi tu từ, một câu trách yêu hờn dỗi, là lời mời tha thiết, nhẹ nhàng với giọng thơ êm dịu, tình tứ như giọng nói dịu dàng của người con gái Huế:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

      Câu hỏi như hàm chứa lời trách yêu rằng: lâu quá rồi “Sao anh không vể chơi thôn Vĩ, về thăm em?”. Cảnh cũ, người xưa vẫn cứ thấp thoáng gợi lên bao hoài niệm thân quen. Câu hỏi sử dụng từ “chơi” thay cho từ “thăm” càng tạo nên sự gần gũi, thân thương đối với cảnh vật và con người nơi thôn Vĩ. Chúng ta ngẫm kĩ thêm chút nữa sẽ thấy ẩn chứa bên trong câu hỏi là một lời tự vấn của chính bản thân tác giả. Ông mượn những lời thôn nữ Vĩ Dạ hỏi “anh” nhưng cũng chính là câu hỏi tự đặt ra để hỏi chính bản thân của mình rằng sao lâu quá rồi không về thăm nơi thôn Vĩ? Đây cùng chính là nỗi giãi bày nỗi niềm thương nhớ của tác giả làm cho bao kỉ niệm xa xưa nay lại sống dậy trong lòng, trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người nơi xứ Huế mộng mơ, với những khu vườn tươi tốt, hoa trái ngọt, phong cảnh hữu tình. Như lời ca ngợi của nhà thơ Bích Khê về Vĩ Dạ:

Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn!

Biếc che cành trúc không buồn mà say.

      Đối với riêng Hàn Mặc Từ, Vĩ Dạ đã từng in đậm dấu ấn của người thương để lại trong lòng bao nỗi khắc khoải:

Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ

Em lấy chồng rồi hết ước mơ.

      Về với Vĩ Dạ là về  với bao cảm xúc mới và đón chào những điều đặc biệt:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

      Cảnh vật được mở ra với muôn cây tươi tốt, một bức tranh thiên nhiên toàn đầy sức sống. Cau từng hàng mọc vươn lên trong nắng mới như đón chào những vị khách phương xa. Cảnh sắc bình minh rực rõ với ánh “nắng mới lên” là những ánh nắng sớm, là những nắng đầu tiên trong ngày, nắng còn lẫn sương vói khơi một cảm giác hư vô trong trẻo tinh khôi đến lạ thường. Cấu trúc câu thơ rất đẹp (nắng – cau – nắng), gợi sự quân quýt giữa cau thôn Vĩ và ánh nắng ban mai. Cảnh thật hữu tình! Dường như hàng cau được phát sáng nhờ những tia nắng mới và ngược lại, nắng đẹp hơn lung linh hơn khi chiếu rọi xuống những hàng cau thôn Vĩ. Cả hai tô điếm cho nhau làm nên một ý thơ đầy thi vị.
Sang đến dòng thơ sau, không gian nghệ thuật hạ xuống thấp hơn. E ấp dưới hàng cau xanh vững chãi là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá, màu xanh mơn mởn non tơ ngòi lên, bóng lên dưới ánh bình minh trông “mướt quá”. Mưót” là vì mượt mà, óng ả, mướt của một màu xanh rất đặc trung được liên tưởng độc đáo “xanh như ngọc”. Xanh như ngọc chứ không phải là xanh ngọc. Cách so sánh tinh tế khiên cả khu vườn thôn Vĩ đẹp tuyệt vời như một viên ngọc bích. Câu thơ gợi vẻ quyến rũ, long lanh tươi trẻ đầy sức sông dưới bàn tay chăm sóc của ngườ Vĩ Dạ cần cù và đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa nên cảnh vật quanh năm tươi tốt, xum xuê. Nhưng khu vườn ấy là của ai? Có cụ thể không? Với cách sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai”, thi nhân đã nhìn cảnh vật bằng đôi mắt trữ tình, bởi lẽ từ ai không xác định cụ thể, rõ ràng, nó gợi lên những tình cảm sâu kín, những yêu thương e ấp.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

      Từ “ai” được nhắc đến và cụ thể  hơn ở: Lá trúc che ngang mặt chữ điền “Ai” ở đây là giai nhân, người xuất hiện sau lá trúc e lệ, kín đáo và tình tứ của người con gái xứ Huế mộng mơ. Dùng một vài nét ước lệ, nhà thơ mượn thơ trong nhân gian để gợi tâm hồn, gợi lên tâm lòng của người thiếu nữ:

Xem thêm:  Soạn Anh 9: Unit 8. Read | Myphamthucuc.vn

Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng áo em đen mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.

 (Ca dao)

      Gương mặt chữ điền phúc hậu lại ẩn hiện qua đường nét thanh mảnh của lá  trúc gợi ra sự duyên dáng, dằm thắm của các cô gái xứ Huê. Nhưng đằng sau cái cảnh vật nên thơ ấy đang chứa đựng những tình cảm kín đáo nơi niềm nhớ thương mong đợi của thi nhân. Dù xa xôi nhưng tác giả  vẫn hướng mình về Vĩ Dạ. Và Vĩ Dạ mãi mong anh trở về thăm. Lời thơ tha thiết một chân tình chưa thế nói hết. Người ấy, tình ấy, khiến cảnh thôn Vĩ càng thơ mộng hơn.
Sang đến khố thơ thứ hai vẫn nổì tiếp mạch thơ, vẫn là những vần thơ trong trẻo, dịu dàng, Nhưng một không gian thoáng đãng, mơ hồ, xa xăm lại được mở ra cảnh vật giờ đây chỉ còn là sự tan tác chia li                                                   ;

Gió theo lới gió, mây đường mây   

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay    

      Làn gió ở đây thổi rất nhẹ không đủ sức đế cuốn trôi mây, không đù sức để  làm  cho nước gợn, bởi thế nên dòng nước đã phớt lờ nhưng không buồn cuộn chảy. Gió chỉ  đủ sức làm cho hoa bắp lay động càng gợi lên nổi buồn hiu hắt Trong tiếng Việt từ “lay” vốn không nảy sinh cảm xúc nhưng đặt trong hoàn cảnh này thì nó lại chất chứa một nỗi niềm tâm sự. Đã  hơn một lần ta bắt gặp động từ này trong ca dao Huế.

Ai về Giồng Dứa qua truông

Ció lay bông sậy bỏ buồn cho em.

      Với giọng thơ nhẹ  nhàng thoáng buồn, cảnh vật trở nên êm đềm, không gian vắng lộng, mơ buồn. Nghệ thuật đối lập “Gió theo lối gió” đối với “mây đường mây” khiến câu thơ như gãy đôi ra gợi sự chia lìa đôi ngả. Nhưng cái đáng nói ở đây lại là sự chia lìa giữa những hình ảnh thiên nhiên vốn đi liền với nhau (Gió thổi mây theo về), đằng này thì gió đường gió // mây đường mây. Phải chăng trong hình ảnh thiên nhiên ấy chứa đựng nỗi sầu chia li của lòng người? Một dự cảm buổn và lòng khao khát giao hòa với đời, với người cúa thi nhân đã lan tỏa ra cảnh vật, khiến dòng nước cũng trở nên buồn thiu trĩu nặng một tâm sự, một niềm trắc ấn khôn nguôi.

      Nỗi niềm ấy bật lên thành hai câu hỏi da diết, khắc khoải:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

      Câu thơ gợi tả cảnh Vĩ Dạ đò giang tuyệt đẹp nhưng đượm buồn. Hỏi nhưng thật ra tác giả đang hỏi chính lòng mình khi nhớ đến đò xưa bến cũ. Sông Hương bây giò là sông trăng/ hình ảnh trăng là hình ảnh quen trong thơ Hàn Mặc Tử. Thơ anh ngập tràn ánh trăng, thừa mứa ánh trăng đến mức đem đi rao bán. Trăng đối vớii thi nhân là bạn tri âm tri ki. Nói vậy, ta có thể hiếu trăng theo nghĩa đó. Trăng chính là hình ảnh tượng trưng cho tình người tình đời mà Tử đang khao khát. . Khao  khát lại càng tội nghiệp hơn khi ta chợt nhớ đến bi kịch của thiên tài đang phải đối mặt. Đó chính là căn bệnh quái ác đang hành hạ lính hồn và thể xác anh.

      Chính bi kịch ấy khiến cho một người yêu trăng, say trăng, giờ đây lại đang đói trăng, đang khát thèm trăng. Hai dòng thơ bật lên, vẽ ra hai không gian đối lập: Ngoài ấy (cuộc đời) và trong này (thi nhân). Nếu ngoài ấy trăng dư giả, đầy tràn cả không gian (sông trăng, bến trăng, thuyền trăng), cả thời gian (cả một đêm trăng). Thì ngược lại, trong này, thi nhân đang khao khát trăng đến cháy bỏng đến khắc khoải thành một nỗi niềm băn khoăn, trăn trở: “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Câu thơ là một nỗi đau, nỗi đau giày vò về  thể xác, cơn đau tính thần giằng xé, bệnh tật, cô độc, tuyệt vọng:

Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng

Trôi thây về xa tận cổ vô biên

      Giữa lớp lớp những dòng thơ điên loạn, ma quái khổ đau đó, chính tác giả đang mang trong mình một tâm trạng lo lắng. Từ “kịp” làm tăng thêm sự băn khoăn, lo âu, đau buồn của tác giả. “Chở trăng” như chờ những tình yêu thương nhưng lại phải kịp tối nay. Câu thơ nghe sao mà xót xa lòng. Phải chăng chỉ tối  nay? Chỉ tối nay thôi sao? Đúng vậy. Nếu không kịp tối nay thì rất có thể đây sẽ là lần chia tay vĩnh viễn. Câu thơ khắc khoải một nồi niềm, một dự cảm xót xa, đồng thời cũng thể hiện một niềm khát khao muốn được giao cảm với đời của thi nhân. Thật không nỗi khổ đau nào hơn là phải sống trong xa lánh, cô độc với người đời. Đối với thi nhân thì đây là một án tử mà anh phải đeo mang, gánh chịu.
Ông sợ cuộc sống của ông không thể kéo dài được nữa, ông sợ mình sẽ không còn co hội để  về thăm Vĩ Dạ, về thăm những con người nơi xứ Huế. Giũa muôn trùng câu nhớ và vẻ đẹp hữu tình nơi xứ Huế dã nói lên một tình yêu thầm kín cùa tác giả, một tình yêu kín đáo dịu dàng.
Để cho kỉ niệm đưa tâm hồn mình về với thôn Vĩ, Hàn Mặc Tử như chìm đắm trong cảnh vật nhưng cũng không thôi trăn trở với tâm trạng của một người luôn mang mặc cảm của tình yêu đơn phương, mặc cảm bệnh tật, mặc cảm bị xa lánh. Và, trước hình ảnh người thiếu nữ Huế thoáng  hiện, trắng trong, kín đáo, gần mà như xa, thực mà mơ khiến tác giả phải thốt lên:

Xem thêm:  Tổng hợp các bài toán tìm x lớp 2 hay nhất | Myphamthucuc.vn

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

      “Khách đường xa” gợi sự xa vắng. “Khách đường xa” ở đây có thể là con người thôn Vĩ, những người du khách hay chính những người giai nhân mà chính tác giá đã từng mơ ước. Với nghệ thuật điệp từ “Mơ khách đường xa, khách đường xa” gọi ta liên tưởng đến trong giấc mơ khắc khoải mà dường như mĩ nhân đó đang đi xa nhà thơ, nên câu thơ giống như một tiêng lòng thảng thốt. Hình ảnh “áo trắng” kết hợp với ” khách đường xa” trong không      gian mơ hồ tựa như trinh nữ. sắc trắng thường đem đến cảm giác thanh thoát tinh khôi. Nhung ở đây, ta lại có cảm giác bất thường. Bởi sắc trắng đó nhu làm mờ nhòe thị lực của nhà thơ, khiến “nhìn không ra”. Câu thơ chập chờn bâng khuâng, mờ ảo của “sương khói” Vĩ Dạ:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

      Tất cả ý thơ của hai câu đầu tạo nền đề cho hai câu sau, bao dồn nén cho trăn trở, nhức nhối của “sương khói”, của đại từ phím chỉ “ai”. Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớm mai và chiều tà phủ qnờ sương khói. “Sương khói” trong thơ Đường gắn liền với tình cố hương. Ở đây “sương khói” đã làm nhòe đi, đã che khuất  bóng người. Còn tác giả thì đã biết mình mắc căn bệnh hiếm nghèo, một bên là cõi sống non tơ và tình thơ hé mở, một bên là nỗi cô đơn, bệnh tật với cỏi hư vô đang ám ảnh giày vò. Cuộc đời của Hàn Mặc Tử càng trớ nên cay đăng, đau khổ ở trong lòng thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối:                                                       

Ai biết tình ai có đậm đà?

      Một câu hỏi tu từ không lời đáp và đó còn là tiếng kêu tuyệt vọng đớn đau, hai đại từ  phiếm chỉ “ai” cùng tô đậm thêm tính đa nghĩa cho câu thơ và nhất là đã khơi gợi lên một nỗi niềm u ẩn, mênh mang sâu lắng trong lòng thi nhân. Và đây cũng  như là câu trả lời cho câu hỏi  đầu bài “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?  Kết cấu đầu cuối hô ứng lạo nên một bài thơ đặc sắc. với cấu tứ rất đẹp va tình của thi nhân đối với Huế cũng rất sâu sắc. Không chỉ thế bài thơ giúp người đọc thêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với mối tình tha thiết nhưng suốt đời  phải sống trong bệnh tật. Ngoài ra, ta cũng cần  nhìn nhận đôi chút về đại lừ “ai”, “ai” trong bài thơ có tất cả 4 lần xuất hiện, cả 4 lần đều mơ hồ, ảo ảnh. Đều nói về cái xa vời, khó với, nhà thơ cảm thấy mình hụt hẫng, chới với  giữa hư và thực; mộng và ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhòa và mờ đi trong sương khói.

      Hàn Mặc Tử đã để lại cho to một tứ thơ đẹp : cảnh và người, mộng và thực ,say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ, bao hình ảnh đẹp hội tụ trong 3 khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ tình tuyệt vời. Tuy có ngậm ngùi xót xa nhưng vẫn thiết tha yêu đời, , yêu thiên nhiên. Bài thơ đã tô  đậm thêm tình thương, tình yêu, tình người, tình đời  và cả tình yêu quê hương đất nưóc, làm nên một kiệt tác xinh xắn của thi ca Việt Nam.  Chế Lan Viên đã nhìn nhận “Mai sau những cái tầm thường mực thước sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”

—/—

Với  các bài văn mẫu phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về  tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập