Phân tích bài thơ Tràng Giang ngắn nhất | Myphamthucuc.vn

Mở bài Phân tích bài thơ Tràng Giang ngắn nhất

        Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian, thì Huy Cận là nhà thơ của nỗi ám ảnh không gian, Huy Cận đã lượm lặt những chút buồn rơi rải rác để góp nhặt nên những vần thơ âu sầu ảo não, mà Tràng Giang dường như là tiếng thơ tha thiết nhất của cái tôi Huy Cận mang nỗi sầu thiên cổ.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

Thân bài Phân tích bài thơ Tràng Giang ngắn nhất

       Ngay từ những nốt nhạc đầu tiên, nỗi buồn điệp điệp đã cất lên đầy khắc khoải, da diết và ám ảnh trước cái rộng lớn mênh mông của sông nước bao la. Ở câu thơ mở đầu, ngay cách dùng từ Hán Việt “Tràng giang”, đã tạo cho người đọc cảm giác về cái sầu thiên cổ miên man trong thơ Huy Cận, khi ta nhận ra câu thơ phảng phất nhạc điệu và tứ thơ của Đỗ Phủ: 

“Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai”

       Đó là nỗi buồn của thân phận cái tôi thơ Mới cô đơn, bế tắc, bơ vỡ. “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Một câu thơ ngắn, nhưng dồn nén bao nhiêu sức nặng và sức gợi, những khoảng vô ngôn mà rất đỗi dư tình. Vừa gợi sự cô đơn thăm thẳm, vừa gợi sự tàn tạ, héo úa, vừa mang cảm giác về sự vô định, bế tắc giữa nhiễu nhương thời cuộc. Đó có lẽ không chỉ là tâm trạng của riêng Huy Cận, mà còn là tâm trạng của nhiều cái tôi thơ Mới khác, khi Xuân Diệu cũng từng viết:

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Nội dung chính của Hội nghị Ianta | Myphamthucuc.vn

“Tôi là con nai bị chiều đánh lưới

Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”.

       Đồng thời, cái mới của Huy Cận trong câu thơ cuối này, là ông đã sử dụng chất liệu thô của sự sống, không phải là những điển cố điển tích sang trọng trong văn học cổ điển, ông đưa cuộc sống, sự bộn bề và thô mộc của cuộc sống vào trong thơ một cách thật tự nhiên.

       Tiếp nối mạch cảm xúc trong khổ thơ đầu, khổ thơ thứ hai tiếp tục mở ra một không gian đìu hiu hơn, nhưng không phải của sông nước mà là của sự sống:

“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

       Đặc biệt hai câu thơ: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Sâu chót vót là một sự sáng tạo tài hoa của Huy Cận, nó vừa gợi độ sâu, lại vừa như mở ra không gian mênh mông cao thăm thẳm vời vợi, cặp tiểu đối “lên/ xuống” làm cho câu thơ tạo cảm giác dồn nén, ứ đọng, bế tắc ngột ngạt trước không gian vời vợi, vì thế càng làm hiệu quả diễn đạt được gia tăng.

        Sự sống heo hắt, cảnh vật cô liêu, tiêu điều, không gian sầu mộng mênh mông, nên một chút niềm thân mật, một chút gắn kết cũng không có: 

“Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

       Hình ảnh cây cầu bao giờ cũng gợi sự kết nối, và là phương tiện để kết nối, nhưng ở đây, không cầu để gợi chút niềm thân mật cũng chẳng còn, đó phải chăng chính là sự mất kết nối có tính phổ quát, điều tạo nên cảm giác buồn mênh mông vô hạn trong Tràng Giang của Huy Cận mà chính Trần Đình Sử đã từng nhận định.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

       Đến khổ thơ cuối, toàn bộ hồn thơ sầu mộng không gian của Huy Cận như càng trở nên thấm thía, da diết hơn bao giờ hết:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc’

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

       Hình ảnh núi bạc, cánh chim sa vào buổi hoàng hôn, tự nó đã nhuốm màu buồn. Câu thơ phảng phất hương vị thơ cổ của Thôi Hiệu:

“Nhật mộ hương quan hà xứ nhị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

       Để cũng từ đó, có thể thấy cái hồn thơ Đường đã tấm khá sâu vào thơ Huy Cận. Nhưng Huy Cận tập cổ mà không nệ cổ, xưa Thôi Hiệu buồn vì cõi tiên mờ mịt quê nhà xa cách, khói sóng trên sông gợi nhớ đến cảnh mờ mịt mà sầu. Nay Huy Cận buồn trước không gian hoang vắng, sóng gợn Tràng Giang khiến ông nhớ đến quê hương như một nguồn an ủi ấm áp. Nên có thể thấy rõ ở đây, là tấm lòng Huy Cận với quê hương xứ sở, cái tôi cô đơn bơ vơ, bế tắc khi đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương.

Kết bài Phân tích bài thơ Tràng Giang ngắn nhất

       Tràng Giang là một bản nhạc buồn, cái buồn thấm thía vào từng thớ vỏ thơ, len lỏi đằm sâu mãi vào trong tâm hồn người đọc. Đó có lẽ cũng là nỗi buồn của cái tôi thế hệ thơ Mới, đồng thời cũng là cái tôi của đứa con dân tộc trong thời buổi loạn lạc, bế tắc mượn dòng thơ để gửi tiếng lòng khát khao được đồng vọng. 

Xem thêm:  "Put your hands up" nghĩa là gì | Myphamthucuc.vn
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập