/tmp/yzlge.jpg Ôn tập lịch sử thế giới cận đại | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Ôn tập lịch sử thế giới cận đại | Myphamthucuc.vn

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 14. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trong sách giáo khoa Lịch sử 8 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 8 bài 14 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học từ phần chương I đến chương IV của lịch sử thế giới Cận đại.

Kiến thức lý thuyết Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Thời gian Sự kiện Kết quả
8-1566 Cách mạng Hà Lan Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha
1640-1688 Cách mạng tư sản Anh Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản
1775-1783 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời
1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Những năm 60 của thế kỉ XVIII Cách mạng công nghiệp Máy móc ra đời
2-1848 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Là văn kiện quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học
28-9-1864 Quốc tế thứ nhất thành lập Truyền bá học thuyết Mác
1871 Công xã Pa-ri Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
Cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX

– Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

– Phong trào công nhân quốc tế

– Cách mạng 1905-1907 ở Nga

– Sự hình thành các công ty độc quyền

– Các tổ chức chính trị độc lập của công nhân các nước ra đời. Quốc tế thứ hai

– Thất bại

1911 Cách mạng Tân Hợi(Trung Quốc) Thành lập Trung Hoa dân quốc
1-1868 Cuộc Duy tân Minh Trị Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản
1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất Thuộc địa được phân chia lịa

Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 8 bài 14 ngắn nhất

Bài 1 trang 74 Sử 8 Bài 14 ngắn nhất: Em hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới cận hiện đại và giải thích vì sao?

Trả lời:

– Cách mạng tư sản Hà Lan: Mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.

– Cách mạng tư sản Pháp: Cuộc cách mạng triệt để nhất.

– Phong trào công nhân: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.

– Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: Vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.

– Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917: mở ra một thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại.

Bài 2 trang 74 Sử 8 Bài 14 ngắn nhất: Hãy nêu nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.

Trả lời:

– Sự bùng nổ và thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.

– Sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông diễn ra mạnh mẽ làm bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

Xem thêm:  Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em...? | Myphamthucuc.vn

– Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

– Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời.

– Các cuộc cách mạng công nghiệp đóng góp nhiều thành tựu cho nhân loại.

– Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Bài 3 trang 74 Sử 8 Bài 14 ngắn nhất: Vẽ bản đồ, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về một số sự kiện đã học trong bài.

Trả lời:

Học sinh tự làm.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 8 bài 14

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Trả lời 

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản là do mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển. Biểu hiện cụ thể là chế độ phong kiến cản trở hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản.

Câu 2: Vì sao cách mạng tư sản lại diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau?

Trả lời 

Cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thúc khác nhau là do điều kiện, tương quan lực lượng cụ thể ở mỗi nước và thời điểm nổ ra cuộc cách mạng không giống nhau.

– Ở Nê-đéc-lan thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Tây Ban Nha  thống trị Nê-đéc-lan, nền kinh tế tư bản bị kìm hãm. Muốn mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nhất thiết phải lật đổ nền thống trị của Tây Ban Nha. Do đó, cách mạng tư sản Hà Lan đã diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.

– Ở Pháp, Anh, chế độ phong kiến trong nước trở thành rào cản thực sự đối với sự phát triển của kinh tế tư bản trong nước, quyền lực nhà nước vẫn thuộc về giai cấp phong kiến cầm quyền. Do đó hình thức của cách mạng tư sản là nội chiến. Nhưng ở thế kỉ XVIII, khi các nước phong kiến châu Âu can thiệp vào tình hình nước Pháp thì cách mạng Pháp còn diễn ra dưới hình thức chống ngoại xâm.

– Đặc biệt ở giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định ưu thế mạnh mẽ trước chế độ phong kiến, trở thành xu thế phát triển của thời đại đã có tác động đến nhận thức của giai cấp phong kiến ở các nước chưa làm cách mạng tư sản. Chính quyền phong kiến đã buộc phải tiến hành các cải cách để giữ vững nền thống trị của mình, chủ động hòa nhập vào thế giới tư bản. Do đó đã xuất hiện các cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách như ở Nga, Nhật Bản.

– Bàn về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã phát biểu : ” Mĩ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ,… ấy là vì cách mệnh Mĩ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản chưa phải là cách mệnh đến nơi.”

Câu 3: Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

Trả lời 

Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước của giai cấp tư sản và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 8 Bài 14

Câu 1: Trong giai đoạn thứ nhất Pháp được cứu nguy nhờ:

A. Quân Anh

B. Quân Mỹ

C. Quân Nga

D. Quân Nga và Anh

Câu 2: Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn thứ hai có ảnh hưởng đến chiến tranh là gì?

A. Cách mạng tháng 10 Nga

B. Nga rút khỏi chiến tranh.

C. Quân Anh và Pháp phản công.

D. Các đồng minh của Đức đầu hàng.

Câu 3: Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu là gì?

A. Nê-đéc-lan

B. Anh

C. Hà Lan

Xem thêm:  Lý thuyết Hóa 12: Bài 32. Hợp chất của sắt | Myphamthucuc.vn

D. Miền Đông – Nam nước Anh

Câu 4: Sự kiện nào tạo bước ngỏa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang Bắc Mĩ?

A. Công bố Tuyên ngôn độc lập

B. Ngày 17/10/1777, thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.

C. Hội nghị lục địa

D. “ Chè Bốt-xtơn”

Câu 5: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.

Câu 6: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.

B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.

Câu 7: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?

A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.

B. Nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.

D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 8: “ Công xưởng của thế giới” là tên gọi chỉ nước nào sau khi hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Pháp

B. Anh

C. Đức

D. I-ta-li-a

Câu 9: Cải cách nông nô ở đâu đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh?

A. Pháp

B. Đức

C. I-ta-li-a

D. Nga

Câu 10: Sau cách mạng tư sản, yếu tố nào thúc đẩy nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Tư bản, nhân công, và sự phát triển của máy móc, kỹ thuật.

B. Tư bản, nguồn lao động và thị trường rộng lớn.

C. Vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa.

D. Tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường.

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.

B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.

C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.

D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 12: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?

A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.

B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.

C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.

D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.

Câu 13: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?

A. Đồng minh những người cộng sản.

B. Quốc tế thứ nhất.

C. Quốc thế thứ hai.

D. Quốc tế thứ ba.

Câu 14: Giai cấp công nhân ra đời trước tiên ở đâu?

A. Hà Lan

B. Anh

C. Pháp

D. Đức

Câu 15: Lực lượng chủ yếu nổi dậy ngày 4/9/1870 là gì?

A. Công nhân và tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Câu 16: Lực lượng hỗ trợ cho các chiến sĩ ở Quốc dân quân ở đồi Mông-mác là ai?

A. Tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Câu 17: Chính sách nào của Công xã đã bước đầu giao tư liệu sản xuất cho người lao động?

A. Hoãn trả lại tiền thuê nhà.

B. Quy định tiền lương tối thiểu.

C. Giáo dục bắt buộc.

D. Công nhân quản lí xí nghiệp chủ bỏ trốn.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

Xem thêm:  So sánh không ngang bằng là gì? tác dụng của so sánh không ngang bằng | Myphamthucuc.vn

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 19: Sự hình thành các Công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào?

A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng.

B. Tập trung tư bản và tài chính.

C. Xuất khẩu tư bản.

D. Tập trung sản xuất và tư sản.

Câu 20: Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào?

A. Các nước châu Phi

B. Các nước Đông Nam Á

C. Trung Quốc

D. Hoa Kì

Câu 21: Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp vô sản

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp tư sản

D. Giai cấp tiểu tư sản

Câu 22: Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?

A. Chính đảng của những người lao động Nga.

B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản.

C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

Câu 23: Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?

A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.

B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.

C. Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.

D. Chống chiến tranh đế quốc.

Câu 24: Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là ai?

A. Đác-uyn

B. Niu-tơn

C. Puốc-kin-giơ

D. Lô-mô-nô-xốp

Câu 25: Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?

A. Hê-ghen

B. Lô-mô-nô-xốp

C. Đác-uyn

D. Niu-tơn

Câu 26: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.

B. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.

D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Câu 27: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.

C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề.

Câu 28: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI

B. Đầu thế kỉ XVIII

C. Cuối thế kỉ XVIII

D. Năm 1875

Câu 29: Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc?

A. Vùng Đông Bắc

B. Vùng Vân Nam.

C. Vùng châu thổ song Dương Tử.

D. Tỉnh Sơn Đông.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại trong SGK Lịch sử 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 8 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập