Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Lời giải:

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh:

– Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.

– Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

– Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).

– Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nhà nước văn lang nhé:

Văn Lang là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các Hùng Vương.

1. Tên gọi :

Tên nước Văn Lang, cũng là tên bộ tộc mạnh nhất đã thống nhất 15 bộ tộc ở khu vực miền Bắc Việt Nam, theo một số suy đoán thì có khả năng, từ “Văn Lang” có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim mà họ tôn kính như vật tổ.

Xem thêm:  Dàn Ý Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

2. Thời gian, địa lý:

Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN, có lãnh thổ phía đông giáp Nam Hải (tức Biển Đông), Tây tới Ba Thục, Bắc tới hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành); lãnh thổ chia thành 15 bộ, còn gọi là quận. Còn dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, cho thấy lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.

3. Hoàn cảnh ra đời :

– Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.

– Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

– Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng (làm thủy lợi).

Xem thêm:  Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 32 có đáp án (Phần 2) | Myphamthucuc.vn

– Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột. 

4. Tổ chức nhà nước:

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu, quan Lạc Tướng cai quản các bộ địa phương, dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Theo các tư liệu cổ, các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời (hoặc dòng) vua.

Xã hội có giai cấp có lẽ chưa xuất hiện, nhưng chắc chắn đã xuất hiện sự phân tầng

5. Thành tựu:

Thời đại Văn Lang có sự phát triển mạnh về nông nghiệp. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, cư dân Văn Lang đã biết trồng lúa nước, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, gọi là ruộng Lạc; biết khắc phục thiên nhiên (truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh), sử dụng dụng cụ nông nghiệp (cày, cuốc, mai, thuổng) và dùng sức trâu bò thay sức người, nhờ vậy người dân có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú. Với nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), dân Văn Lang đã biết lấy ống tre thổi cơm (cơm lam), làm bánh (sự tích bánh chưng, bánh giầy); ngoài ra còn có khoai, sắn, thực phẩm có các loại cá, gia súc, gia cầm, rau củ. 

Cư dân Văn Lang có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu (sự tích trầu cau), xăm mình.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không | Myphamthucuc.vn

người dân Văn Lang lấy vỏ cây làm áo mặc, phụ nữ mặc áo váy, nam giới đóng khố; biết dệt cỏ ống làm chiếu nằm, sau đó biết sáng chế dụng cụ xe sợi bằng đất nung – tiền đề của việc dệt vải. Cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức.

Một thành tựu lớn khác là người dân biết sử dụng đồ đồng. Tư liệu khảo cổ cho thấy giai đoạn cực thịnh của nền văn hóa Đông Sơn là trong thời đại Hùng Vương. Khu vực phía Bắc nước ta vốn có nhiều mỏ kim loại như: vàng, bạc, chì, sắt, đồng.

Trống đồng Đông Sơn hiện đã tìm thấy được ở nhiều nơi, là bằng chứng khắc họa tiêu biểu cho nền văn hóa thời đại Hùng Vương

6. Kết thúc:

Cuối thời Hồng Bàng, theo Đại Việt sử lược, do nhiều lần bị vua Thục sang đánh nhưng nhờ binh cường tướng giỏi nên đều thắng nên vua Hùng sinh ra kiêu ngạo, chểnh mảng võ bị, ngày chỉ uống rượu ăn tiệc làm vui. Năm 258 TCN, cháu vua Thục là Thục Phán sang đánh, vua còn mải mê uống rượu, khi quân Thục đến gần vua nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng. Thục Vương chiếm lấy nước, sáp nhập và thành lập nước Âu Lạc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập