Nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ “Tương tư”


Nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ “Tương tư”

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tương tư Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tương tư này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 11.

Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ mong và những lời kể lể, trách móc của chàng trai trong bài thơ “Tương tư”

Trả lời:

Nỗi nhớ mong của chàng trai được thể hiện bằng cách nói bóng gió, xa xôi:

Nỗi nhớ chàng dành cho nàng được xác định trong một khoảng không gian “Thôn Đoài, thôn Đông”, khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ. Cách nói như vậy thể hiện sự ý nhị, sâu sắc của chàng trai.

Nhà thơ sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.

Khẳng định tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu cũng như chuyện nắng mưa là chuyện bình thường, tất yếu của trời.

Xem thêm:  Soạn văn lớp 6 Bài 1: Tôi và các bạn

Những lời kể, trách móc của chàng trai:

Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang. Lời trách móc như quy kết, làm cho người con gái khó lòng chạy tội.

Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được. Nhân vật trữ tình vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi ngày được gặp người mình nhớ thương.

Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách.

Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu