Mẫu báo cáo thực hành Vật lý 7 bài 27 chi tiết | Myphamthucuc.vn

Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng. 

THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

Họ và tên:……………….                                     Lớp:…………………………….

1. Điền từ thích hợp vào ô trống:

a) Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.

Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe. kí hiệu là A

Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.

b) Đo hiệu điện thế bằng vôn kế

Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V

Mắc 2 chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực (+) của nguồn điện

2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp

a) Vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 27.1a vào khung dưới đây:

Xem thêm:  Soạn Công nghệ 10: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa | Myphamthucuc.vn

b) Kết quả đo:

Bảng 1

Vị trí của ampe kế

Vị trí 1

Vị trí 2

Vị trí 3

Cường độ dòng điện

I1 = 0,5A

I2 = 0,5A

I3 = 0,5A

c) Nhận xét:

Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3 

3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

a) Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2 vào khung dưới đây, trong đó vôn kế được mắc để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2

Vật lý 7 bài 27 thực hành mẫu báo cáo (ảnh 2)

b) Kết quả đo:

Bảng 2 

Vị trí mắc vôn kế

Hiệu điện thế

Hai điểm 1 và 2

U12 = 3V

Hai điểm 2 và 3

U23 = 3V

Hai điểm 1 và 3

U13 = 6V

c) Nhận xét:

Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập