Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện: 

A. Đèn huỳnh quang 

B. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn 

C. Hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn 

D. Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn

Lời giải

Đáp án đúng : B. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn

Cùng Toploigiai đi tìm hiểu về mạch điện cầu thang và cách lắp đặt nhé.

I – Công dụng của mạch

Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn dùng để lắp cho cầu thang hoặc 2 công tắc 2 nơi khác nhau điều khiển 1 đèn

II – Nội dung và trình tự lắp đặt

1. Tìm hiểu công tắc 3 cực

Hình 1. Tìm hiểu công tắc 3 cực

So sánh công tắc 2 cực và công tắc 3 cực:

  • Giống nhau: Có cấu tạo ngoài giống nhau: có võ và bộ phận tác động
  • Khác nhau:
    • Công tắc 2 cực: Bộ phận tiếp điện có 2 chốt, 1 cực động, 1 cực tĩnh, dùng để đóng cắt 1 dây dẫn
    • Công tắc 3 cực: Bộ phận tiếp điện có 3 chốt, 1 cực động, 2 cực tĩnh, dùng để chuyển nối dòng điện
Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện (ảnh 2)
Hình 2. Công tắc 2 cực

 

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện (ảnh 3)
Hình 3. Công tắc 3 cực

 

2. Sơ đồ mạch đèn cầu thang

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện (ảnh 4)
Hình 4. Sơ đồ nguyên lí mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn

Nhận xét sơ đồ nguyên lí mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn:

  • Cực 1 của hai công tắc nối với nhau, và cực 2 của hai công tắc cũng nối với nhau
  • Cầu chì, 2 công tắc 3 cực, và đèn mắc nối tiếp nhau
  • Công dụng của 2 công tắc 3 cực dùng để bật, tắt đèn ở 2 nơi khác nhau hoặc ở cùng một nơi
Xem thêm:  Sơ đồ tư duy bài Sang thu lớp 9 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Nguyên tắc hoạt động của mạch:

  • Khi 2 công tắc 3 cực ở cùng vị trí 1,1 hoặc 2,2 thì mạch kín đèn sáng
  • Khi 2 công tắc 3 cực ở 2 vị trí đối nhau 1,2 hoặc 2,1 thì mạch hở đèn tắt

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện (ảnh 5)
Hình 5. Sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn

3. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị

STT

Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị

Số lượng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Bảng điện

2 cái

Kích thước 15×10, còn tốt

2

 Công tắc 3 cực

2 cái

220V – 3A, còn tốt

3

Cầu chì

1 cái

220V – 2A (5A), còn tốt

4

Đuôi đèn

1 cái

Tốt

5

Dây dẫn

2 mét đôi

Tốt

6

Băng cách điện

1 cuộn

Còn tốt (độ dính tốt, an toàn)

7

Giấy ráp

1 tờ

Tốt

8

Bóng đèn

1 đèn 220V

Tốt

9

Kìm điện

5 cái

Tốt

10

Kìm tuốt dây

2 cái

Tốt

11

Tua vít dẹp

5 cái

Tốt

12

Khoan mồi

2 cái

Tốt

13

Bút thử điện

1 cái

Tốt

14

Thước

1 thước dây

Tốt

15

Tuốc vít pake

5 cái

Tốt

Bảng 1. Bảng dự trù dụng cụ, vật liệu, thiết bị

4. Lắp đặt mạch điện

Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện (ảnh 6)
Hình 6. Qui trình lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn

Qui trình lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn gồm 5 bước:

– Bước 1. Vạch dấu

+ Vạch dấu vị trí các thiết bị điện và đèn

+ Vạch dấu đường đi dây của mạch điện

– Bước 2. Khoan lỗ

+ ​Khoan lỗ bắt vít

+ Khoan lỗ luồn dây

– Bước 3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện

+ Xác định các cực của công tắc

+ Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện

Xem thêm:  Lý thuyết Hóa 8: Bài 42. Nồng độ dung dịch | Myphamthucuc.vn

+ Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện

– Bước 4. Nối dây mạch điện

+ Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn

+ Nối dây vào đui đèn

– Bước 5. Kiểm tra

+ Kiểm tra sản phẩm đạt chuẩn

+ Lắp đặt đúng theo sơ đồ

+ Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc và đẹp

+ Mạch điện đảm bảo thông mạch

+ Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập