Lý thuyết Sử 11: Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX | Myphamthucuc.vn

Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

1. Châu Phi

– Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản.

– Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.

a, Các đế quốc xâm lược phân chia châu Phi

– Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

– Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

– Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

b, Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi

Lý thuyết Sử 11: Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Hình 12: Lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Sử 11: Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

=> Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).

c, Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử

* Nguyên nhân thất bại: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.

* Ý nghĩa:

– Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau – đầu thế kỉ XX.

Xem thêm:  Phân tích 2 khổ thơ cuối bài Ánh trăng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

– Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

2. Khu vực Mĩ Latinh

– Mĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộ Trung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Sở dĩ gọi đây là khu vực Mĩ La-tinh vì cư dân ở đây nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (ngữ hệ La -tinh).

– Trước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tài nguyên. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.

Lý thuyết Sử 11: Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Hình 13: Lược đồ khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XX

a, Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh

– Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ Latinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

– Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc:

+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền

+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông, ….)

=> Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh diễn ra quyết liệt và nhiều nước giành độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm:  Mở bài Chiều tối (Top 4 bài mẫu) | Myphamthucuc.vn

b, Phong trào đấu tranh giành độc lập

Lý thuyết Sử 11: Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

* Nhận xét

– Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt.

– Kết quả hầu hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trở thành quốc gia độc lập

c, Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ

* Tình hình Mĩ Latinh sau khi giành độc lập

– Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ Latinh có tiến bộ về kinh tế xã hội: 

+ Braxin trồng nhiều bông và cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới.

+ Achentina sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh… Các đồn điền trồng lúa mì, cây công nghiệp, chăn nuôi lấy thịt, sữa và lông phát triển mạnh trở thành nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Dân số tăng nhanh do người nhập cư ngày càng đông.

* Chính sách bành trướng của Mĩ

– Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ ở Mĩ La-tinh.

– Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mỹ) dưới sự chỉ huy của Oasinhtơn.

– Năm 1898, Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi châu Mĩ.

– Đầu thế kỉ XX, Mĩ dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.

Xem thêm:  Phương pháp giải các dạng bài tập về quá trình phiên mã và dịch mã | Myphamthucuc.vn

=> Chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế, biến khu vực Mĩ La-tinh trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập