Nội dung bài viết
a, Nguyên nhân
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản. Vì thế rất cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Do:
– Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.
– Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
– Các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội.
Hình 9: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
b, Quá trình xâm lược
a, Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX
– Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan.
– Năm 1863, Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm 1884, Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp.
– Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình vùng dậy đấu tranh. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước.
b, Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
* Nhận xét:
– Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm.
– Các cuộc đấu tranh thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,
– Có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô được coi là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam – Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
a, Bối cảnh lịch sử
– Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm.
– Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Môngkút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước.
– Ra-ma V (Chulalongcon ở ngôi từ 1868 – 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.
b, Nội dung cải cách
– Kinh tế:
+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng
– Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
– Quân đội: tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
– Xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
– Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh – Pháp (vị trí nước đệm), vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ chủ quyền đất nước.
c, Tính chất
– Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.
– Tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
– Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.
* Vì sao cuộc cải cách của vua Rama V được coi là triệt để?
– Năm 1861, Ra ma V đã tiến hành cải cách toàn diện đất nước mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị mất độc lập.
– Là cuộc cách mạng tư sản dưới hình thức cải cách do giai cấp phong kiên tiến hành đã xóa bỏ những cản trở của phong kiến mở đường cho kinh tế TBCN phát triển đưa nước Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
– Nhưng là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ phong kiến, không giải quyết ruộng đất và dân chủ cho nông dân.
Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)