Lý thuyết Sinh 9: Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) | Soạn Sinh 9 | Myphamthucuc.vn

Lý thuyết Sinh 9 Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

I. PHÉP LAI PHÂN TÍCH

 

– Mỗi phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.

– Khái niệm: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

– Kết quả:

+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).

+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

II. Ý NGHĨA CỦA TƯƠNG QUAN TRỘI – LẶN

– Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

– Ví dụ: Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn. Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.

– Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:

Ví dụ:

P: AA × aa

F1: Aa

F1 × F1: Aa × Aa

F2 có tỷ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

KH: 3 trội : 1 lặn

– Ý nghĩa của tương quan trội – lặn:

Xem thêm:  Lý thuyết Sinh 9: Bài 42. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật | Soạn Sinh 9 | Myphamthucuc.vn

+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.

+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.

Xem toàn bộ Soạn Sinh 9: Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập