Lý thuyết GDCD 12: Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân | Myphamthucuc.vn

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm

Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

* Nội dung

– Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế: Tiểu học à sau đại học.

– Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

– Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời: thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

– Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm

Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xem thêm:  Mở bài bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn) | Myphamthucuc.vn

– Quyền sáng tạo gồm:

+ Quyền tác giả.

+ Quyền sở hữu công nghiệp.

+ Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

– Công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.

– Pháp luật, một mặt khuyến khích tự do sáng tạo, mặt khác bảo vệ quyền sáng tạo, trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền sáng tạo của công dân.

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

* Nội dung

– Một là, quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

+ Mức sống đầy đủ, điều kiện nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

+ Được hưởng sự chăm sóc y tế, đặc biệt trẻ em phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh.

+ Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng.

Xem thêm:  Giải Vật lý 10: Bài 7 trang 38 SGK Vật Lý 10 | Myphamthucuc.vn

– Hai là, quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

+ Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung.

+ Người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học.

+ Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc.

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

– Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của  chế độ xã hội ta.

– Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.

– Đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

– Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.

3. Trách nhiệm của NN và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

– Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.

– Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: chính sách về học phí, học bổng, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn,…

Xem thêm:  Phân tích 18 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên | Myphamthucuc.vn

– Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

– Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước: Mở trường chuyên ở cấp THPT, cấp học bổng cho sinh viên học giỏi,…

– Chú ý bồi dưỡng, trân trọng, tôn vinh, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng các nhân tài có cống hiến quan trọng cho đất nước.

b. Trách nhiệm của công dân

– Có ý thức học tập tốt, xác định đúng đắn mục đích học tập.

– Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

– Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

4. Sơ đồ tư duy

Lý thuyết GDCD 12: Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân - Chi tiết, hay nhất (ảnh 2)
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập