Lý thuyết GDCD 10: Bài 4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng | Myphamthucuc.vn

Bài 4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

1. Thế nào là mâu thuẫn?

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

a. Mặt đối lập của mâu thuẫn.

– Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

– Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Xem thêm:  Chất không có tính chất lưỡng tính là | Myphamthucuc.vn

2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

a. Giải quyết mâu thuẫn

Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

=> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng chiến tranh

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn.

c. Bài học thực tiễn

– Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.

– Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.

– Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.

– Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách

– Biết thực hiện phề bình và tự phê bình.

– Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập