Lập dàn ý khổ cuối bài Tràng giang (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn Lập dàn ý khổ cuối bài Tràng giang ngắn gọn, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Lập dàn ý Phân tích khổ cuối bài Tràng giang – Mẫu số 1

1. Mở bài

“Tràng giang” không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà còn là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1932- 1945. Bài thơ không chỉ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình. Và có lẽ khổ thơ cuối cùng khép lại thi phẩm, gieo vào lòng người đọc nhiều ấn tượng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

2. Thân bài

a) Bức tranh thiên nhiên

Nhà thơ miêu tả một hoàng hôn tráng lệ với lớp lớp mây trắng chồng xếp lên nhau như những núi bạc, cánh chim nhỉ bé trao nghiêng trong áng chiều và phía dưới là sóng nước Tràng Giang vẫn nhịp nhàng vỗ nhịp.

b) Bức tranh tâm trạng

Hình ảnh vận động hữu hình: “chim nghiêng cánh” để diễn tả một vận động vô hình “bóng chiều sa”. Dường như cánh chim đang trĩu xuống dưới sức nặng của bóng chiều, hoàng hôn mặt trời như sa xuống mặt đất. Nếu như trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, Lí Bạch… thì cánh chim là biểu hiện báo hoàng hôn trong thơ Huy Cận là sự hiện diện vủa cảm giác cô đơn, lạc lõng của cái tôi lãng mạn trước cuộc đời.

Thi nhân phủ định thi liệu cổ điển để khẳng định ý tình thời đại trong hai câu kết:

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Hai câu thơ lấy ý từ hai câu thơ của Thôi Hiệu trong “Hoàng Hạc Lâu”:

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thươngh sử nhân sầu”

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Thôi Hiệu xưa đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn khói sóng dâng lên nỗi nhớ quá khứ. Miền quê ấy có thể là nơi chôn rau cắt rốn, nơi con người sinh ra lớn lên nhưng cũng có thể hiểu là miền đất nơi con người gắn bó vĩnh viễn sau hoàng hôn của cuộc đời. Nỗi sầu ấy mang đậm màu sắc cổ điển, gợi mở nỗi buồn về sự hư vô của kiếp người.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Còn Huy Cận, đứng ngay trên quê hương mình, dòng sông không có khói mà vẫn dâng lên  nỗi nhớ nhà. Nhà ở đây có thể hiểu rộng là nước nhà, chiếu lên hai chữ “lòng quê”, lời thơ Huy Cận bộc lộ kín đáo tình cảm với đất nước, quê hương. Đặt bài thơ trong bối cảnh xã hội bấy giờ, có thể hiểu là nỗi buồn đất nước mất chủ quyền, nỗi buồn của cả một thế hệ mang tầm thời đại mà ta còn bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên, văn Nguyễn Tuân…

Từ láy “dợn dợn” đã đồng nhất nhịp điệu của sóng nước vố nhịp điệu của cảm xúc. Nó vừa gợi ra cái dập dềnh của sóng nước vừa gợi cảm giác hoang lạnh trong lòng nhân vật trữ tình. Từ láy “dợn dợn” còn diễn tả một cách chân thực, lãng mạn cảm giác hoang mang của cái tôi không tìm thấy điểm tựa và hướng đi cho cuộc đời mình.

Bức tranh tâm trạng của chủ thể trữ tình mang màu sắc cổ điển khi nhân vật trữ tình cảm thấy cái nhỏ bé, hữu hạn của đời người với cái bao la, vô hạn của không gian. Đó là nét tâm trạng mang màu sắc phương Đông, tiếp nối mạch dòng ngàn đời trong thơ ca cổ điển. Tuy nhiên bài thơ vẫn mang những nét hiện đại, nhà thơ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, mất mối liên hệ với vũ trụ, mất sự giao cảm với cuộc đời, con người và ngập tràn niềm khao khát đồng cảm để vơi bớt cô đơn. Đó cũng là tâm trạng chung của cái tôi lãng mạn trong thơ mới.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Bài thơ khép lại với hình ảnh cái tôi cô đơn đối diện với khung cảnh vô tình, dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp.

Lập dàn ý Khổ cuối bài Tràng giang hay nhất

1. Mở bài: giới thiệu khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang

Một trong những nhà thơ mới nổi tiếng là nhà thơ Huy Cận, mỗi bài thơ mang một phong cách rất riêng. Thơ của Huy Cận mang phong cách thơ hàm súc, triết lí và phục vụ cho cách mạng của nước ta. Một trong những tác phẩm thơ nổi tiếng là Tràng giang, bài thơ nằm trong tập thơ Lửa thiêng. Bài thơ thể hiện cảnh thu 1939, bài thơ được sáng tác khi tác giả nhìn bên bờ sông Hồng dưới dòng nước mênh mông sóng nước. đặc sắc nhất là khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang. chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ thơ cuối của bài thơ để biết rõ về phong cách thơ của Huy Cận.

2. Thân bài: phân tích khổ thơ cuối bài Tràng Giang

Xem thêm:  Tác giả - Tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh | Myphamthucuc.vn

– Hai câu đầu:màu sắc cổ điển của các hình ảnh thiên nhiên

+ Các hình ảnh mây, núi, gió được thể hiện rất rõ và nổi bật qua đoạn thơ

+ Hình ảnh lớp mây thể hiện nỗi buồn của tác giả vô bờ

+ Hình ảnh cánh chim lẻ loi, thể hiện nỗi buồn của tác giả thêm sâu nặng

+ Hình ảnh cánh chim không chỉ báo hiệu hoàng hôn mà còn chỉ cái tôi nhỏ nhoi, cô đọng của tác giả

– Hai câu cuối:

+ Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên

+ Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật

+ Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho quê hương, đất nước

3. Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài Tràng giang

Ví dụ:

Khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang thể hiện cảnh núi non hùng vĩ của sông nước. bên cạnh đó còn thể hiện cái tôi nhỏ nhoi của tác giả.

 Phân tích khổ cuối bài Tràng giang bài văn mẫu cực hay

     Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ cô đọng, giàu hình tượng và nghệ thuật nhất, cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng của chủ thể trữ tình. Qua khổ thơ, người đọc có thể thấy được những nét hiện đại pha lẫn với yếu tố cổ điển đã làm nổi bật nên nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng trước thời cuộc, vận mệnh đất nước của người thanh niên.

     Thiên nhiên trong đoạn thơ này có sự vận động dữ dội, những đám mây trắng từ đâu đùn về tạo thành những dãy núi bạc trên bầu trời in bóng dưới dòng sông, câu thơ như một bức tranh sơn thủy, hữu tình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” câu thơ cũng gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của non sông mà qua đó ta cảm nhận được tình cảm của thi nhân đối với quê hương đất nước.

     Câu thơ thứ 2 là hình ảnh của một cánh chim chiều nhưng được miêu tả rất đặc biệt, bóng chiều như có cả hình khối và sức nặng đang đè lên cánh chim nhỏ nhoi. Con chim thì như đang vội vã chạy trốn bóng chiều đang sa xuống. Hình ảnh thơ như nói hộ nỗi bơ vơ, sự lạc loài của chính nhà thơ bởi giờ đây ông cảm thấy mình cũng như cánh chim nhỏ nhoi kia, muốn chạy trốn cuộc đời nhưng không biết đi về phương nào.

     Câu thơ thứ 3 “Lòng quê dợn dợn vời con nước” sử dụng cách nói kiệm lời. Lòng quê tức là nỗi lòng cứ từng đợt, từng đợt trào dâng (dợn dợn), nó cũng giống như những con sóng bên sông cứ tiếp nối nhau về chân trời xa vời vợi.

Xem thêm:  Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

     Nỗi buồn nhớ quê như mênh mang vô tận bao trùm cả không gian. Theo Huy Cận thì thời kì này ông đang sống ở xa quê hương mà như không có quê hương. Trước sông nước mênh mông càng thấy trống vắng lạc loài, càng khao khát sự đoàn tụ, sum vầy.

     Câu thơ kết “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu song ý thơ lại có những nét khác. Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông rồi liên tưởng đến những ngọn khói lam chiều mà lòng trào dâng nỗi nhớ quê hương. Còn ở đây dù không có khói mà cứ chiều xuống nỗi nhớ nhà lại cồn cào đau đầu trong lòng thi nhân. Hình như so với Thôi Hiệu thì nỗi nhớ trong Huy Cận nó canh cánh, da diết, chảy bỏng hơn.

     Cả bài thơ Tràng giang vốn đã đượm một nỗi buồn man mác thì đến khổ thơ cuối cùng này, nỗi buồn ấy lại càng như trở nên sâu đậm hơn. Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ “cánh nhỏ”, “chiều sa”, “dợn dợn”, “vời”, “nhớ” càng tô đậm thêm nỗi buồn man mác của nhà thơ. Khổ thơ này nhà thơ cũng nhắc đến quê hương và nhà của mình. Dường như sau hàng loạt khung cảnh mênh mang sóng nước, sự trĩu nặng của tâm trạng khi cảnh vật về chiều thì cuối cùng tác giả cũng phải bật thốt lên về nỗi nhớ thương của mình trong khổ thơ cuối cùng này. Phải dồn nén thế nào, nỗi nhớ chan chứa và sâu lắng ấy mới được nhà thơ gói gọn trong hai dòng thơ cuối.

     Bài thơ Tràng giang, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng, là sự kết tinh của những hình ảnh thơ hiện đại và cổ điển. Cách vận dụng sáng tạo thơ xưa của Thôi Hiệu với sự diễn đạt của riêng nhà thơ đã tạo nên một phong cách rất Huy Cận. Qua đây, người đọc có thể thấy được cảnh đẹp kì vĩ của non sông đất nước và sự cô đơn, lạc lõng của người thanh niên đứng trước trời đất mà bất lực về bản thân.

—/—

Trên đây là Lập dàn ý khổ cuối bài Tràng giang do Top lời giải sưu tầm được, mong rằng với nội dung tham khảo này các em có thể triển khai bài văn của mình tốt nhất, chúc các em học tốt môn Văn!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập