Nội dung bài viết
Bài văn Kể về lễ hội chọi gà gồm dàn ý chi tiết, 2 bài văn mẫu được tuyển chọn từ các bài văn đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài viết Tập làm văn lớp 3.
Đề bài:Kể về lễ hội chọi gà.
– Giới thiệu sơ lược về lễ hội chọi gà.
– Nêu ý nghĩa và cảm nghĩ của bản thân về lễ hội chọi gà
Em rất thích lễ hội chọi gà và đấu vật ở đình làng em. Lễ hội chọi gà và đấu vật được tổ chức thường niên vào dịp 28 tết. Ấn tượng nhất là màn chọi gà đầu tiên. Từ sáng sớm tinh mơ của ngày 28 âm lịch, những người ở trong hội chọi gà đã ôm những chú gà của mình đi tới đình làng. Những chú gà chọi, mào và cổ đỏ lừ, mắt sắc bén như chỉ muốn nhảy ngay vào cuộc để tranh đấu với những chú gà khác. Những người khác, không mang gà đi chọi nhưng cũng đi từ sớm để chọn cho mình một chỗ thật hợp lí để xem trận đấu rõ nhất. Trận đầu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà rất hăng chiến, sau một hồi đấu, chú gà mang số 02 đã giành chiến thắng. Khi lễ hội bắt đầu, mọi người tán dương, rồi hò vang, rồi cổ vũ cho những chú gà thắng cuộc. Còn những người khác, đánh trống dồn dập như tạo thêm không khí cho buổi lễ thêm náo nhiệt. Đây cũng là lúc những hàng quán được mùa, nào là chong chóng, những hàng nước, kẹo bánh được sắp xếp một góc để người đi xem hội có thể nghỉ ngơi.
Tất cả tạo nên một không khí náo nhiệt đậm chất truyền thống của quê hương.
Trong các lễ hội mùa xuân, em thích nhất là trò chơi chọi gà. Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc. Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.