Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên năm 2021


Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên năm 2021

Bài văn Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 7.

Bài văn mẫu

   Dân tộc ta ngay từ xa xưa đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đây là nét đẹp đạo lý của dân tộc, bởi người thầy có vai trò to lớn trong việc dạy dỗ, dìu dắt chúng ta nên người. Để khẳng định vai trò người thầy, nhân dân ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ như một lời khẳng định về vị trí, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết ơn và báo đáp công ơn thầy cô.

   Câu tục ngữ thật giản dị, ngắn gọn, mọi ý nghĩa đã được thể hiện rõ trên bề mặt câu chữ. “Làm nên” tức là tạo được sự thành công, làm nên sự nghiệp lớn. Như vậy, nếu không có thầy dìu dắt, chỉ dạy ta từ những bước đi đầu đời thì ta không thể đạt được thành công. Câu tục ngữ là lời khẳng định chắc nịnh cùng với hình thức câu như đang thách thức “đố mày” một lần nữa nhấn mạnh vai trò to lớn của người thầy với mỗi người.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Đô-xtôi-ép-xki ngắn nhất

   Vậy tại sao người thầy lại có vai trò lớn lao đến vậy?

   Nếu gia đình dạy ta những bài học đầu tiền về đạo đức như kính trọng, lễ phép với người trên thì thầy là người đầu tiên trao truyền cho ta tri thức của nhân loại. Thầy dạy chúng ta biết con chữ, con số, thầy dạy chúng ta về lịch sử, địa lý,… Từ ngày đầu tiên đi học với những kiến thức đơn giản đến phức tạp đều do thầy nhọc công dạy dỗ. Thầy là người đã trao cho ta tri thức nền, tri thức cơ sở để sau khi tốt nghiệp chúng ta có thể vận dụng vào đời sống, để nuôi chính bản thân và giúp ích cho xã hội.

   Không chỉ dạy kiến thức, thầy còn là người dạy ta những bài học đạo đức, bài học làm người để ta trở thành con người cử xử đúng mực, có văn hóa. Bồi đắp cho ta những tình cảm cao quý như tình thầy trò, lòng yêu quê hương đất nước, sự trung thực, lòng dũng cảm,… Nhờ có thầy mà bản thân mỗi người ngày một trưởng thành hơn, tốt hơn.

   Thầy còn là người vun đắp những ước mơ, luôn bên cạnh ta cổ vũ động viên để biến ước mơ của ta thành hiện thực. Stephen Hawking nhà thiên tài vật lý và thiên văn với chỉ số IQ 160, ông có niềm yêu thích khoa học và vũ trụ, cùng với lời động viên, tiếp thêm sức mạnh của thầy, ông đã trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất về lý thuyết vũ trụ hố đen.

Xem thêm:  Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối trong bài “Thương vợ” là lời của ai và có ý nghĩa gì?

   Ta có thể thầy rằng, trong cuộc đời này chúng ta có thể trở thành một viên ngọc tỏa rạng ánh sáng được hay không chính là nhờ một phần công ơn dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô. Cũng chính bởi vậy chúng ta phải ghi nhớ công ơn người đã dạy mình nên người. Luôn kính trọng thầy cô, đền đáp công ơn thầy cô. Đền đáp lớn nhất chính là bản thân mỗi người phải có ý thức học tập, nghiềm ngẫm những điều thầy cô dạy, vận dụng chúng vào thực tiễn để trở thành một người thành đạt trong cuộc sống. Thành đạt của học sinh chính là món quà ý nghĩa nhất, quý giá nhất dâng tặng các thầy cô.

   Bên cạnh những bạn đã có ý thức học tập chuyên cần, lễ phép với thầy cô giáo vẫn còn nhiều bạn chểnh mảnh học tập, thậm chí có thái độ vô lễ. Đây là những hành động đáng lên án, bởi người đã dạy chúng ta nên người, cho ta tri thức mà ta không biết tôn trọng, đền đáp công ơn thì tất yếu sẽ bị mọi người ghét bỏ và khó có thể thành công trong cuộc sống.

   Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng có giá trị thật lâu bền. Không chỉ khẳng định vai trò của người thầy đối với mỗi thế hệ học sinh mà đó còn như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết kính trọng, đền đáp công ơn thầy cô.

Xem thêm:  Ý nghĩa tượng trưng qua hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò năm 2021

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu