Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Một trong những vấn đề then chốt để làm nên những bài văn hay đó là trước khi làm bài các em cần lập dàn ý cho bài viết đó. Với Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương ngắn gọn, chi tiết dưới đây hy vọng sẽ là một trong những gợi ý giúp các em hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương – Mẫu số 1

I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

II. Thân bài:

1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:

a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.

b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.

– Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.
– Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….

c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:

– Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…

– Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…

d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:

– Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:

+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.

+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.

– Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.

2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:

a/ Sông Đà:

– Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác

-> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người. – Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…

Xem thêm:  Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng" ngắn nhất | Myphamthucuc.vn

– Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá…

b/ Sông Hương:

– Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Di gan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước.

– Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.

– Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng ” vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.

– Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế

3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.

    Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân dựa trên những gợi ý sau : Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ cảnh quan đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường, quảng bá thắng cảnh…

III. Kết luận: Đánh giá chung về đóng góp của hai nhà văn

– Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của 2 tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông đất nước Việt Nam.

– Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.

Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương – Mẫu số 2

    Với đề này học sinh cần biết đặt hai hình tượng trong thế đối sánh để làm nổi bật vẻ đẹp và sự độc đáo không chỉ của hai hình tượng mà còn cả hai phong cách nghệ thuật.

Bước 1: xác định những điểm chung (nét tương đồng )của sự khám phá vẻ đẹp hai hình tượng Sông Đà, sông Hương trong hai tác phẩm của hai tác giả.

Xem thêm:  Soạn văn lớp 6: Hoạt động ngữ văn. Thi kể chuyện | Myphamthucuc.vn

+ Điểm chung thứ nhất về đề tài: Sông Đà và Sông Hương là những dòng sông nổi tiếng đã gắn bó sâu sắc với con người Việt Nam. Cả hai con sông đều được khám phá ở vẻ đẹp trữ tình và mạnh mẽ hoang sơ.

+ Điểm chung thứ hai về thể loại : cả hai tác giả cùng viết tuỳ bút về những dòng sông . Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của HPNT thực sự là một thiên tuỳ bút- một áng văn xuôi tự sự trữ tình.

+ Điểm chung thứ ba là nét phong cách căn bản của hai tác giả: Cả hai đều là những cây bút tài hoa, uyên bác. Hai tác giả đều huy động kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá sâu rộng, đều thể hiện cái tôi trữ tình khi khám phá vẻ đẹp của những con sông quê hương đất nước, kết đọng trong đó tình yêu xứ sở. Đó là sự gặp gỡ của những tâm hồn Việt, những tài năng tuỳ bút bậc thầy.

Bước 2: phân tách đối tượng thành nhiều bình diện để so sánh, tìm ra nét riêng- sự khác biệt .
Từ 2 bình diện lớn: nội dung- nghệ thuật, căn cứ vào đối tượng cụ thể ta có thể phân tách thành những phương diện nhỏ hơn. Muốn làm được điều này học sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học về tác phẩm – thể loại. Về hình tượng các con sông nên tách thành 4 bình diện sau:

Sự khác biệt:

– Cảm hứng- điểm nhìn khám phá

– Vẻ đẹp hình tượng

– Nghệ thuật xây dựng hình tượng

– Vai trò, ý nghĩa của hình tượng

Ví dụ triển khai ý 2 khám phá vẻ đẹp riêng của hai dòng sông trong hai thiên tuỳ bút theo lối đối sánh, ta có thể đi vào những ý chính sau :

    Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân khai thác hai mặt nổi bật tạo nên hai vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của dòng sông, khám phá con sông đầy tiềm năng cho sự phát triển của đất nước.. Sông Đà hiện lên đầy cá tính, lúc như một bầy thuỷ quái ( hung bạo), lúc như một cố nhân( trữ tình).

+ Sông Đà hung bạo từ bờ sông, ghềnh đá, hút nước đến thác đá…

+ Sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng : từ dáng sông, màu nước cho tới khung cảnh ven bờ…

* Nếu như Sông Đà là một con sông- một sinh thể, thì sông Hương lại được HPNT ví như một người gái đẹp – lúc là cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, khi là người con gái kín đáo dịu dàng trong tình yêu, lúc là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Dòng Hương đã hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau trong trang bút kí- tuỳ bút của HPNT.

+ Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên

+ Vẻ đẹp lịch sử

+ Vẻ đẹp văn hoá, thi ca

Bước 3: Lí giải sư tương đồng và nét khác biệt đồng thời khái quát phong cách của từng tác giả thể hiện qua hai bài kí.

    Đây là một yêu cầu của đề bài. Học sinh cần phải huy động kiến thức lí luận , kiến thức về tác gia văn học để trình bày khái niệm về phong cách, các phương diện biểu hiện cụ thể trong phong cách nghệ thuật của hai tác giả.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận 6 câu thơ đầu bài thơ Khi con tu hú | Myphamthucuc.vn

    Đồng thời đây cũng là phần lí giải tại sao lại có sự tương đồng và nét khác biệt trong cách khám phá thể hiện hình tượng hai dòng sông. Nguyên nhân do thời đại, bối cảnh văn hoá xã hội hầu như không có. Yếu tố chính làm nên sự độc đáo của hai hình tượng Sông Đà, Sông Hương trong hai bài kí là phong cách nghệ thuật của 2 tác giả.

    Cả hai đều là những nhà văn viết tuỳ bút thành công. Tuỳ bút Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất truyện. Bút kí của HPNT giàu chất trữ tình- chất tuỳ bút. Cùng có phong cách tài hoa uyên bác, nhưng Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, HPNT tài hoa sâu lắng. Nguyễn Tuân đến với sông Đà như đến với một sự thử thách để bộc lộ cái Tôi độc đáo tài hoa, thể hiện cảm hứng mãnh liệt trước cái đẹp, cái khác thường phi thường thì HP đến với sông Hương như một sự tương giao linh diệu của một tâm hồn Huế, gắn bó tha thiết với dòng sông với xứ Huế, với chiều sâu văn hoá của đất quê hương. Nguyễn Tuân là phù thuỷ ngôn từ, câu chữ co duỗi nhịp nhàng, giàu giá trị tạo hình, dựng cảnh tả người đặc sắc. HPNT giàu liên tưởng, tưởng tượng, lối văn đậm chất thơ, thiên về thể hiện cảm xúc suy ngẫm mang chiều sâu văn hoá.

Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương – Mẫu số 3

Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương - Toploigiai (ảnh 2)

Để giúp các bạn nắm được nội dung bài viết so sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương cũng như giá trị của từng tác phẩm, dưới đây DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn lập dàn ý vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương.

I. Mở bài

Đi từ đề tài thiên nhiên sông nước trong thi ca xưa nay

Dẫn dắt đến hình tượng sông Đà và sông Hương trong hai tác phẩm.

Khẳng định vẻ đẹp trữ tình là tâm điểm được hai nhà văn hướng đến.

II. Thân bài

Cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân

Qua hình dáng con sông.

Màu nước của sông Đà.

Quang cảnh hai bên bờ sông.

Cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Hương qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường

Sông Hương trong hành trình kiếm tìm tình yêu.

Vẻ đẹp nhẹ nhàng qua những áng thơ văn của dòng sông.

Sông Hương với câu chuyện huyền thoại xưa nay.

So sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương 

Những nét tương đồng của hai dòng sông.

Điểm khác biệt giữa sông Đà với sông Hương.

III. Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp tương đồng và khác biệt của hai dòng sông.

Đề cập tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của hai nhà văn.

Bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi so sánh vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và sông Hương.

 

—/—

Dựa vào Dàn ý So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương được Top lời giải sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập