Dàn ý Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài năm 2021


Dàn ý Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài năm 2021

Bài văn Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 11.

Đề bài: Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Trong văn chương, ta đã từng bắt gặp một con người say mê cái đẹp, đó là nhân vật quản ngục trong Chữ Người tử tù.

– Đến với vở kịch Vũ Như Tô (cụ thể là đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài) của Nguyễn Huy Tưởng, một lần nữa ta bắt gặp nhân vật Đan Thiềm – nhận vật như một biểu tượng cho niềm say mê và yêu thích cái đẹp

II. Thân bài

1. Giới thiệu về nhân vật Đan Thiềm

-Đan Thiềm là một cung nữ trong cung vua

– Nếu Vũ Như Tô mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Ca Huế trên sông Hương chọn lọc

⇒ Đan Thiềm là tri kỉ, tri âm duy nhất ở triều đình của Vũ Như Tô

2. Đan Thiềm – con người say mê cái đẹp, cái tài

– Đan Thiềm ngưỡng mộ tài năng của Vũ Như Tô

– Chính bởi sự ngưỡng mộ người tài, không muốn tài năng uổng phí, Đan Thiềm đã khuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, mong muốn để lại một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”

– Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.

– Biết Đài không giữ được, Đan Thiềm hết lòng khuyên Vũ Như Tô chạy trốn: “Ông Cả! Ông chạy đi! Ông có nghe tiếng gì không? Quân giặc đang tìm ông đấy: trốn đi!”

– Đan Thiềm tiếc cho người tài như Vũ Như Tô, không muốn ông phải chịu bi kịch: “Không được! Tôi chết đi không hại cho đời. Còn ông, ông phải đi đi mới được”

– Đan Thiềm yêu quý, trân trọng cái đẹp, cái tài còn được thể hiện qua mong muốn được chết hay cho Vũ Như Tô: “Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết!”

⇒ Đau đớn vì không cứu được người tài

⇒ Đan Thiềm là hiện thân của một người say mê cái đẹp, cái tài chân chính

3. Đan Thiềm – con người yêu lẽ phải và say mê cái đẹp một cách tỉnh táo

– Đan Thiềm là người tỉnh táo, nhận thức được đám thợ thuyền nổi loạn ⇒ Biết Cửu Trùng Đài không giữ được ⇒ khuyên Vũ Như Tô

Xem thêm:  Tóm tắt bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ngắn nhất

– Nhận rõ tình cảnh, khuyên Vũ Như Tô: “Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông”

– Khi quân khởi loạn vu oan “Mày chết để chồng mày sống à.”, Đan Thiềm đã phản kháng: “Các người chỉ nói những điều quá quắt” ⇒ tôn trọng lẽ phải, không cho phép điều trái sự thật tồn tại

⇒ yêu lẽ phải, bảo vệ cái tài một cách tỉnh táo

III. Kết bài

– Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu xây dựng thành công nhân vật Đan Thiềm: khắc họa tính cách qua ngông ngữ, hành động…

– Khẳng định Đan Thiềm là một nhân vật yêu cái đẹp, cái tài, yêu lẽ phải một cách tỉnh táo. Đó alf nhân vật với những phẩm chất đáng quý

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu