Dàn ý Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích năm 2021


Dàn ý Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích năm 2021

Bài văn Phân tích 8 câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài:Phân tích 8 câu cuối trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích

1, Mở bài

Giới thiệu về nội dung đoạn trích và tám câu thơ cuối:

    – Đoạn trích miêu tả tâm trạng đau buồn, tủi phận của Thúy Kiều khi gặp biến cố bị bán vào lầu xanh, tự tử không thành và bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích có nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc.

    – Tám câu thơ cuối diễn tả “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường.

2,Thân bài

Phân tích bốn cặp thơ lục bát “buồn trông” để thấy được những đặc sắc nội dung và nghệ thuật:

a, Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

    – Không gian, thời gian, cảnh vật:

    + Không gian cửa bể mênh mông, rộng lớn

Xem thêm:  Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh ngắn nhất

    + Thời gian: chiều hôm. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người buồn, nhớ (dẫn chứng một vài câu thơ, câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…)

    + Cảnh vật: chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, càng khiến không gian trở nên mênh mông, cô quạnh, không một bóng người.

    – Nghệ thuật: đảo ngữ thấp thoáng lên trước, cùng từ láy xa xa làm tăng thêm cảm giác xa xôi, nhỏ bé của con thuyền, tăng cảm giác cô độc của nhân vật.

b, Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

    – Hình ảnh ẩn dụ: hoa trôi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dòng đời. Kiều nhìn cánh hoa trôi mà cảm thương cho số phận chìm nổi lênh đênh của mình.

    + Liên hệ với ca dao: Thân em như thể bèo trôi/ Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu; Thân em như thể cánh bèo/ Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi…

⇒ Cánh hoa, cánh bèo, cánh lục bình… đều ẩn dụ cho sự mong manh, yếu đuối, không thể tự định đoạt của thân phận người con gái trong xã hội phong kiến. Sóng, dòng nước ẩn dụ cho cuộc đời.

c, Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương năm 2021

    – Màu sắc của cảnh vật:

    + “Rầu rầu”: màu sắc ảm đạm, úa tàn

    + “Xanh xanh”: ý nói không gian không có sự sống con người, trời đất lẫn vào nhau một màu xanh.

⇒ Tâm trạng mệt mỏi chán chường của Thúy Kiều, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương; câu thơ tiêu biểu cho thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ).

d. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

    – Âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi. Câu thơ như báo trước những sóng gió trong cuộc sống sắp tới với Kiều.

e, Đánh giá chung về nghệ thuật của đoạn thơ

    – Điệp từ “buồn trông”: tạo nên âm hưởng trầm buồn, như một điệp khúc của đoạn thơ, là ngọn nguồn lí giải cảnh sắc trong đoạn thơ.

    – Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: cảm xúc của Thúy Kiều ảnh hưởng tới cảnh vật nàng nhìn thấy ⇒ cảnh nào cũng buồn, cô quạnh, u ám, đáng sợ.

    – Hệ thống từ ngữ tả cảnh: tính từ, từ láy.

    – Nhịp thơ thay đổi ở 2 câu cuối: đang từ chậm buồn trở nên gấp gáp.

    – Thủ pháp đối lập giữa 2 câu cuối và 6 câu trước: âm thanh dữ dội đối lập với những hình ảnh ảm đạm.

    – Hình ảnh được tả từ xa đến gần: sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật, đứng trên lầu cao nhìn từ xa lại.

Xem thêm:  Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ngắn nhất

3, Kết bài

Tổng kết về nội dung và nghệ thuật:

    – Nội dung: Nỗi buồn, lo sợ của Thúy Kiều trong cảnh cô đơn, vô vọng, phiêu bạt. Dự cảm về số phận bất hạnh đầy sóng gió của Kiều. Thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu, thương xót số phận người phụ nữ của Nguyễn Du.

    – Nghệ thuật: thủ pháp tả cảnh ngụ tình, điểm nhìn trần thuật được đưa từ xa tới gần làm tăng thêm giá trị nội dung.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu