Con Rồng cháu Tiên – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Con Rồng cháu Tiên – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Con Rồng cháu Tiên trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Con Rồng cháu Tiên

Tóm tắt tác phẩm: Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi rồng, sống ở dưới nước gọi là Lạc Long Quân. Thần giúp dân trồng trọt, chăn nuôi và diệt trừ yêu quái. Ở vùng núi cao, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng miền đất đã đến tìm thăm. Hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi. Vì không quen sống trên cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển, Âu Cơ đem 50 con lên núi. Hai người dặn nhau và hứa hẹn nếu có việc gì thì gọi nhau giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này, người Việt ta từ đó thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Xem thêm:  Soạn bài Chữa lỗi về quan hệ từ ngắn nhất

B. Tìm hiểu tác phẩm Con Rồng cháu Tiên

1. Thể loại: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “cung điện Long Trang”: Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.

– Phần 2: Tiếp theo đến “lên đường”: Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ và Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con.

– Phần 3: Còn lại: Giải thích nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên.

3. Giá trị nội dung

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên giải thích và suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.

4. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo

– Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.

C. Sơ đồ tư duy Con Rồng cháu Tiên

Con Rồng cháu Tiên

D. Đọc hiểu văn bản Con Rồng cháu Tiên

1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

– Lạc Long Quân:

+ Thần nòi rồng, con trai thần Long Nữ

+ Thần mình rồng, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng sống ở trên cạn, có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch.

Xem thêm:  Qua bài thơ “Thương vợ”, em có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

+ Thần giúp dân trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Diệt trừ Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh.

– Âu Cơ: Ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

=> Nguồn gốc và hình dáng kì lạ và cao quý.

– Hai người gặp nhau, yêu nhau và kết duyên thành vợ chồng, cùng sống với nhau trên cạn.

2. Sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ và hai người chia con.

a) Sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ

– Âu Cơ có mang sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi.

=> Người Việt ta sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

b) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay và chia con.

– Lí do: Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên nói lời chia tay.

– Hai người chia con: 50 con theo Lạc Long Quân xuống biển, 50 con theo Âu Cơ lên núi. Hai người nói lời hẹn, nếu có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.

=> Mong muốn cai quản các phương và giải thích người Việt ta sinh sống trên khắp mọi miền. Đồng thời, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc.

3. Giải thích nguồn gốc Con Rồng cháu Tiên

– Việc lập nước Văn Lang: Con cả của Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Xem thêm:  Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn nhất

– Từ đó mười mấy đời truyền ngôi.

– Nhân dân ta thường xưng là Con Rồng cháu Tiên.

4. Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo

– Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

– Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

– Làm tang sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu