[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng

A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới. 

B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.    

D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

Lời giải:

Đáp án đúng: D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

Giải thích:

Áp dụng công thức định luật khúc xạ ánh sáng n1sini = n2sin r → khi i tăng thì r cũng tăng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng

II. Định luật khúc xạ ánh sáng

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 2)

– Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

– Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:

Xem thêm:  Lý thuyết Vật lý 11: Bài 21. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Công thức: 

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 3)

Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng viết dưới dạng đối xứng: 

n1sini = n2sinr

III. Chiết suất của môi trường

a) Chiết suất tỉ đối

Tỉ số không đổi 

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 4)

 trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) chứa tia tới.

+ n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 5)

+ n21 < 1 thì r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 6)

b) Chiết suất tuyệt đối

– Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.

+ Chiết suất của chân không là 1.

+ Chiết suất của không khí gần bằng 1.

+ Các môi trường trong suốt khác đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.

– Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: 

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 7)

Trong đó:

n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2)

n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1)

Chú ý:

– Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường:

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 8)

– Chiết suất của một môi trường: n = v/c

Trong đó:

+ c = 3.108 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.

+ v là vận tốc ánh sáng trong môi trường có chiết suất n.

Xem thêm:  Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước | Myphamthucuc.vn

– Biểu thức khác của định luật khúc xạ ánh sáng:

n1sini = n2sinr

+ Trường hợp i và r nhỏ hơn 10o thì: sini ≈ i; sinr ≈ r

Ta có: n1i = n2r

+ Trường hợp i = 0o, r = 0o thì tia sáng đi vuông góc với mặt phân cách (không xảy ra hiện tượng khúc xạ).

III. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng

Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó:

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 9)
[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 10)
[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 11)

Chú ý: Tính thuận nghịch cũng biểu hiện ở sự truyền thẳng và sự phản xạ.

IV. Liên hệ thực tế

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 12)

    Vị trí thật của những vật ở trong nước thấp hơn vị trí mà mắt ta nhìn thấy

[CHUẨN NHẤT] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng (ảnh 13)

    Nhìn xuống cốc nước, ta thấy ống hút như bị gãy khúc tại mặt nước và đáy cốc dường như cao lên

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập