[CHUẨN NHẤT] Tính chất hóa học của NH3 là | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là 

A. tính bazơ yếu và tính oxi hóa. 

B. tính bazơ yếu và tính khử. 

C. tính bazơ mạnh và tính khử.

D. tính bazơ mạnh và tính oxi hóa.

Đáp án đúng là: B. 

     – Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là tính bazơ yếu và tính khử.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về tính chất hóa học của NH3 qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Amoniac- NH3 là gì?

     – Amoniac bắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.

II. AMONIAC CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?

Amoniac cũng được sinh ra trong trong tự nhiên thông qua:

     – Con người: Cơ quan thận cũng sản sinh ra một lượng nhỏ khí NH3, chính vì vậy mà nước tiểu thường có mùi khai đặc trưng của khí amoniac.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tràng Giang hay nhất | Myphamthucuc.vn

     – Sinh vật: Được hình thành từ xác động vật hay thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành khí NH3.

III. Tính chất vật lý của Amoniac

     – Đặc tính vật lý: có mùi dễ nhận biết là mùi khai, tan nhiêu trong nước do hidro hình thành liên kết với H2O và đặc biệt là một chất khí độc.

     – Chất khí Amoniac dễ hóa lỏng và có độ phân từ khá lớn (liên kết N – H có tính phân cực lớn).

     – Đây là dung môi hào tan của nhiều chất. Bởi đặc tính của NH3 là chất hòa tan dung môi hữu cơ dễ hơi nước vì nó có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Khí tác dụng với một số bazo mạnh sẽ tạo ra dung dịch xanh thẫm.

IV. Tính chất hóa học

1. Amoniac có tính bazơ yếu

– Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

a) Amoniac phản ứng với nước (NH3 + H2O)

NH3 + H2O NH4+ + OH

⇒ Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni

• PTPƯ: NH3 + HCl và NH3 + H2SO4

NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối

Xem thêm:  Lập dàn ý bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

• PTPƯ: NH3 + Muối dd → Bazơ +  Muối

2NH3 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

3NH3 + AlCl3 + 3H2O →Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

* Chú ý: Với muối của Cu2+, Agvà Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan

Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)3](OH)2 (xanh thẫm)

– Khi NH3 dư thì:

CuSO4 + 4NH3 → [Cu(NH3)3]SO4

2. Amoniac có tính khử mạnh

– Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Amoniac tác dụng với O2 (NH3 + O2)

4NH3 + 3O2 → 2N2↑ + 6H2O

4NH3 + 5O2 4NO↑ + 6H2O

b) Amoniac tác dụng với Cl2 (NH3 + Cl2)

2NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6HCl

8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl

c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại

• PTPƯ: NH3 + CuO

3CuO + 2NH3 → Cu + 3H2O + N2

3. Khả năng tạo phức

     – Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

    Ví dụ:

    * Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

    * Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

     – Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

V. Điều chế Amoniac

+ Trong công nghiệp: tổng hợp từ N2 và H2

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy bài Sang thu lớp 9 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

N2 + 3H2  2NH3 (450C; Fe, p)

+ Trong phòng thí nghiệm:

     – Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

     –  Nhiệt phân muối amoni

NH4Cl → NH3 + HCl

NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2

VI. Ứng dụng của Amoniac

     – Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm; điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa.

     – Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập