[CHUẨN NHẤT] Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống?

Lời giải:

– Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu tạo nên môi trường(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất,nước…) tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng của sinh vật. 

Tùy vào từng loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

– Sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

Chúng ta sẽ cùng top lời giải tìm hiểu kỹ hơn về sự thích nghi của sinh vật với từng yếu tố của môi trường sống nhé

1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

– Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác. Cường độ và thành phần của phổ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến các cực, từ mặt nước đến đáy sâu. Ánh sáng còn biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa.

[CHUẨN NHẤT] Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

1.1. Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng

Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

Người ta chia thực vật thành các nhóm:

– Thực vật ưa sáng, có các đặc điểm:

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.

+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.

+ Lục lạp có kích thước nhỏ.

+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

– Thực vật ưa bóng có các đặc điểm:

+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.

+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

Xem thêm:  Soạn bài Những ngôi sao xa xôi | Myphamthucuc.vn

+ Lục lạp có kích thước lớn.

+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới  ánh sáng yếu.

– Thực vật  chịu bóng: Mang những đặc điểm trung gian giữa hai nhóm trên.

1.2. Sự thích nghi của động vật với ánh sáng

Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao.

Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm:

+ Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú…) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang hay để dọa nạt… Ong sử dụng vị trí của mặt trời để đánh dấu và định hướng nguồn thức ăn, chim sử dụng mặt trời để định hướng khi di cư.

+ Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang: bướm đêm, cú, cá hang… thân màu sẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu). Nhiều loài lại ưa hoạt động vào chiều tối (muỗi, dơi) hay sáng sớm (nhiều loài chim).

– Một số sâu bọ ngừng sinh sản khi thời gian chiếu sáng trong ngày không thích hợp (hiện tượng đình dục). Thời gian chiếu sáng cực đại trong ngày còn làm thay đổi mùa đẻ trứng của cá hồi. Khi chuyển thời gian chiếu sáng cực đại/ ngày, cá thay đổi mùa đẻ trứng từ đông sang thu.

2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật. Sống ở nơi giá rét, thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, sinh sản tập trung vào thời gian ấm trong năm; động vật có lớp mỡ dưới da và lớp lông dày, di trú và ngủ đông.

Theo sự thích nghi của động vật với nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm:

2.1. Động vật biến nhiệt

Xem thêm:  Lý thuyết Vật lý 10: Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng | Myphamthucuc.vn

– Là các loài động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.

– Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (S) được tính theo công thức: S = (T-C).D

(Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống).

2.2. Động vật hằng nhiệt

– Là các loài động vật có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.

– Sự thích nghi về nhiệt độ của động vật hằng nhiệt tuân theo quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen).

+ Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

– Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp (tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể). Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.

+ Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể (quy tắc Anlen)

– Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … bé hơn tai, đuôi, chi… của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.

Theo các quy tắc trên thì Sinh vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có tỉ lệ S/V lớn và ngược lại sinh vật sống ở vùng ôn đới tỉ lệ S/V nhỏ.

3. Thích nghi của sinh vật với độ ẩm

3.1. Thích nghi của thực vật trên cạn với độ ẩm

– Cây ưa ẩm: Sống nơi ẩm ướt, lá to và mỏng, tầng cutin rất mỏng. Khả năng điều tiết nước yếu, gặp điều kiện khô hạn như khi nắng nóng quá cây thoát nước nhanh nên bị héo.

– Cây ưa hạn:

[CHUẨN NHẤT] Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống (ảnh 2)
[CHUẨN NHẤT] Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống (ảnh 3)

+ Chống mất nước: Lá tiêu giảm hoặc biến thành gai (xương rồng). Phiến lá hẹp, dài

+ Dự trữ nước: Thân có nhiều tế bào chứa nước, khi gặp mưa cây tích luỹ một lượng nước trong cơ thể, trong củ…

+ Lấy nước: Rễ mọc sâu trong lòng đất, hoặc lan rộng để hấp thụ nước…

+ Trốn hạn: Khi khô hạn lâu, hoạt động sinh lí của cây yếu, ban ngày lỗ khí đóng để hạn chế mất nước. Hạt rụng xuống, ngủ nghỉ khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm.

Xem thêm:  Dàn ý Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người hay nhất | Myphamthucuc.vn

– Cây trung sinh: Có tính chất trung gian giữa 2 nhóm trên.

3.2. Thích nghi của động vật ở cạn

– Động vật ưa ẩm (ếch, nhái, giun đất…) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

– Động vật ưa khô sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm:

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

4. Nhịp điệu sinh học.

– Nhiều yếu tố tự nhiên nhất là những yếu tố khí hậu biến đổi có chu kì theo các quy luật thiên văn: vận động của Trái Đất quanh trục của mình hay trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, sự vận động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với sự dao động của thủy triều. Tính chu kì đó đã quyết định đến mọi quá trình sinh lí – sinh thái diễn ra ngay trong cơ thể của mỗi loài, tạo cho sinh vật hoạt động theo những nhịp điệu chuẩn xác như chiếc đồng hồ sinh học.

– Ví dụ: Lá cây đậu rủ xuống và đêm, hướng lên vào ban ngày; ban ngày chuột ngủ trong hang, ban đêm ra ngoài hoạt động… tất cả những thích nghi trên liên quan chặt chẽ với độ dài thời gian chiếu sáng, nhiệt độ và độ ẩm biến đổi theo chu kì ngày đêm.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập