[CHUẨN NHẤT] Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ | Myphamthucuc.vn

Thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ 

* Chuẩn bị:

– Dao sắc

– 1 cái cây đang sống tươi tốt (chọn cành to, khỏe, không sâu bệnh)

* Các bước thí nghiệm:

– Dùng dao sắc bóc 1 khoanh vỏ trên cành cây

[CHUẨN NHẤT] Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ

– Quan sát vị trí quanh vết cắt khoanh vỏ của cành cây đó sau 1 tháng

[CHUẨN NHẤT] Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ (ảnh 2)

* Kết quả: 

Sau 1 tháng ta thấy lớp vỏ ở phía trên vết cắt bị phình to ra.

[CHUẨN NHẤT] Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ (ảnh 3)

* Giải thích:

– Khi bóc vỏ là cắt đứt  mạch rây làm cho các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây từ trên lá xuống thân, rễ bị ứ lại ở mép trên, không chuyển xuống được làm cho các tế bào tầng sinh vỏ ở đây nhận được rất nhiều dinh dưỡng -> phân chia mạnh hơn làm cho mép trên phình to.

* Kết luận: Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá xuống đến các cơ quan nhờ mạch rây

[CHUẨN NHẤT] Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ (ảnh 4)
Con đường vận chuyển các chất trong cây

– Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

+ Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

+ Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…

Xem thêm:  Kế hoạch hành động cá nhân mô đun 2 | Myphamthucuc.vn

Chúng ta sẽ cùng top lời giải tìm hiểu them về cấu tạo của mạch rây nhé

1. Khái niệm dòng mạch rây

– Khái niệm:

Dòng mạch rây (còn gọi là Prolem hay dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+,… từ các TB quang hợp trong phiến lá rồi đến các nơi cần sử dụng hoặc dự trữ ( rễ, thân, củ…)

– Đặc điểm: vận chuyển xuôi theo chiều trọng lực và có lực cản.

2. Cấu tạo của mạch rây

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

– Tế bào ống rây:

+ Khái niệm: là các tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh

+ Nhiệm vụ: tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây

– Tế bào kèm:

+ Khái niệm: Là các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây với đặc điêm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ

+ Nhiệm vụ: cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây

– Cách sắp xếp của các tế bào ống rây và tế bào kèm

+ Các tế bào ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suất từ các tế bào quang hợp tới cơ quan dự trữ

Xem thêm:  Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều | Myphamthucuc.vn

+ Các tế bào kèm nằm sát, xung quanh các tế bào ống rây

3. Thành phần của dịch mạch rây

 Chủ yếu là đường saccarozơ (chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

4. Động lực của dòng mạch rây

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa (rễ, củ, quả – nơi saccarozo được dự trữ hoặc sử dụng ) có áp suất thẩm thấu thấp.

[CHUẨN NHẤT] Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ (ảnh 5)
Sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây

Vậy: Nhờ có cấu tạo như trên mà mạch rây đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo ra từ trê lá đến nơi cần sử dụng và dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập