[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không?

Lời giải:

Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương.

Giải thích

      – Fructozơ  là đồng phân của glucozơ, tuy nhiên fructozơ không có nhóm –CH=O nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điều kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–) ⇔ Glucozơ. Cho nên có phản ứng tráng gương của fructozơ.

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không

Cùng Top lời giải tìm hiểu về phản ứng tráng dương của fructozo, glucozo và saccarozo nhé:

      – Phản ứng tráng gương là một phản ứng hóa học đặc trưng của các chất như anđehit, glucozơ, este, axit fomic… với hợp chất của kim loại bạc (Ag). Hợp chất của kim loại bạc là AgNO3  và Ag2O trong môi trường NH3 viết gọn là AgNO3/NH3. Phản ứng tạo thành kim loại bạc. Chính vì thế, phản ứng này có tên gọi khác là phản ứng tráng bạc.

Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ

      – Phức bạc amoniac oxi hóa glucozơ tạo amoni gluconat tan vào dung dịch và giải phóng Ag kim loại.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH (t°)→ CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓+ 3NH3 + H2O

      – Fructozơ  là đồng phân của glucozơ, tuy nhiên fructozơ không có nhóm –CH=O nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điềuu kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH–) ⇔ Glucozơ. Cho nên có phản ứng tráng gương của fructozơ.

Xem thêm:  Nhận xét môn Khoa học lớp 1, 2, 3, 4, 5 theo thông tư 22 | Myphamthucuc.vn

      – Đối với saccarozơ, saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng trong môi trường axit, nó bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính khử gồm glucozơ và fructozơ. Sau đó, glucozơ sẽ tham gia phản ứng tráng gương. Phương trình phân hủy như sau:

C12H22O11 (saccarozơ) + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Chú ý: Những phản ứng tác dụng với ddAgNO3/NH3 nhưng không gọi là phản ứng tráng gương

Phương pháp giải bài tập Phản ứng tráng gương của glucozơ

Phương trình phản ứng:

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Nhớ: 2nC6H12O6 = nAg

Phương pháp chung:

      + Phân tích xem đề cho gì và hỏi gì

      + Tính n của chất mà đề cho. Tính số mol của chất đề hỏi ⇒ khối lượng của chất đề hỏi

Bài tập vận dụng Phản ứng tráng gương của glucozơ

Bài 1: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không(ảnh 2)

Bài 2: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là bao nhiêu (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

Hướng dẫn:

nglucozo = 36/180 = 0,2 mol

C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag

Xem thêm:  Dàn ý phân tích 2 khổ đầu bài thơ Sóng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

0,2 …………….. →………………0,4 mol

mAg = 0,4.108 = 43,2g

Bảo toàn nguyên tố Ag ta có: nAgNO3 = nAg = 0,4 mol

mAgNO3 = 0,4.(108+14+16.3) = 68g

Bài 3: Đun 10ml dung dịch glucozo với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3. Nồng độ mol của dung dịch glucozo bao nhiêu?

Hướng dẫn:

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không(ảnh 3)

Bài 4: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Hướng dẫn:

    C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

    nAg = 2nglucozo = 2.18/180 = 0,2 (mol)

    ⇒ mAg 0,2.108 = 21,6 (gam)

Bài 5: Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.

Hướng dẫn:

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không(ảnh 4)

    Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)

    Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M

Bài 6: Hỗn hợp m gam gồm glucozo và Fructozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 tạo ra 4,32 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 0,8 gam Br2 trong dung dịch nước. hãy tính số mol của glucozo và fructozo trong hỗn hợp ban đầu.

Xem thêm:  Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn:

    Phản ứng:

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không(ảnh 5)

    Ta có: nAg = 4,32/108=0,04(mol)

    CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr

    ⇒ nglucozo = nBr2 = 0,8/160 = 0,005(mol)

    nfructozo = 0,04/2 – 0,005 = 0,015 (mol)

Bài 7: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. cho AgNO3|NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không(ảnh 6)

Bài 8: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3|NH3 thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của saccarozo và mantozo trong hỗn hợp đầu?

Hướng dẫn:

    Chỉ có mantozo tham gia phản ứng tráng gương.

[CHUẨN NHẤT] Fructozo có tham gia phản ứng tráng gương không(ảnh 7)

    Từ (*) ⇒ nmantozo = 0,005 (mol)

    ⇒ nsaccarozo = 6,84/342 – 0,005 = 0,015 (mol)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập