Chiều tối – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Chiều tối – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chiều tối Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Chiều tối trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Chiều tối

Phiên âm

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch nghĩa

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;

Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

NAM TRÂN dịch

B. Đôi nét về tác phẩm Chiều tối

1. Tác giả

*Tiểu sử – cuộc đời:

– Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

– Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

– Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

– Là một người thông minh ham học hỏi và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

Xem thêm:  Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tấm Cám

⇒ Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.

*Sự nghiệp văn học:

– Quan điểm sáng tác:

+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

+ Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

– Tác phẩm văn học:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí:Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu(1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945.

⇒ Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

– Phong cách nghệ thuật:

+ Thống nhất về cả mục đích, quan điểm và nguyên tắc sáng tác.

+ Đa dạng, trong mỗi thể loại Hồ Chí Minh lại có một cách viết khác nhau.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Là bài thơ thứ 31, trích Nhật ký trong tù Hồ Chí Minh

b. Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

c. Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

e. Ý nghĩa nhan đề:

Xem thêm:  Tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ nước năm 2021

Mộ: tiếng Hán để chỉ sự chuyển giao giữa ngày và đêm, là lúc ngày sắp tàn và bóng tối đang dần bao phủ.

– Trong thời khắc của một ngày sắp tàn, con người và vạn vật thường dùng mọi hoạt động và trở về sum họp bên tổ ấm. Chính vì vậy, khoảng thời gian này cũng thường gợi cho những người xa nhà, xa quê cảm giác cô đơn, buồn bã.

f. Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (2 câu đầu): Bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước.

– Phần 2 (2 câu cuối): Bức tranh sinh hoạt.

g. Giá trị nội dung: Chiều tối khắc họa bức tranh thiên nhiên đầy tâm trạng. Bên cạnh đó, bài thơ cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ chiến sĩ. Đó là lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; đó là niềm tin vào con đường Cách mạng; đó là tinh thần lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên cảnh tù đày, tăm tối.

⇒ Chất thép và chất tình hòa quyện trong thơ Hồ Chí Minh.

h. Giá trị nghệ thuật

– Sự kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp cổ điển và hiện đại.

– Ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động

C. Sơ đồ tư duy Chiều tối

Chiều tối - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Chiều tối

1. Hai câu thơ đầu

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

(Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;)

– Cánh chim và chòm mây là hai hình ảnh thường xuất hiện trong thơ chiều xưa và nay. Đây là hai hình ảnh của không gian nhưng đã gợi lên ý nghĩa của thời gian.

– Nhìn cánh chim đang bay, Bác cảm nhận được sự mệt mỏi của đôi cánh sau một ngày dài hoạt động. Nhìn áng mây lững lờ trôi trên bầu trời, Người cảm nhận được trong áng mây ấy là sự cô đơn, lẻ loi.

Xem thêm:  Cảm nhận về hình bóng quê nhà và con người nơi quê cha đất tổ trong Cố hương năm 2021

⇒ Bằng bút pháp chấm phá của thơ cổ điển, nhà thơ đã khắc họa bức tranh buổi chiều với những hình ảnh: cánh chim chiều về tổ và một chòm mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật.

2. Hai câu thơ cuối

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

(Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.)

– Hai câu thơ này không thấm thía hương vị thơ cổ điển như hai câu trên mà mang nhiều chất đời thường, thể hiện rõ nhất ở hai chữ bao túc xuất hiện đến hai lần.

– Câu thơ thứ ba đã miêu tả một cách chân thật, giản dị hình ảnh lao động của con người. Điệp ngữ bắc cầu vắt dòng từ câu thứ 3 sang câu thứ 4: ma bao túc bao túc ma hoàn đầy sức gợi.

→ Đó là cuộc sống mà Người hằng mơ ước không phải cho riêng mình mà cho nhân loại.

– Hình ảnh bếp lửa hồng và từ hồng được đặt ở cuối bài đã thể hiện rõ sự vận động của thời gian: Chấm lửa hồng đã mang đến thần sắc cho toàn cảnh, tăng thêm niềm vui, sức mạnh cho người đang cất bước đường xa.

⇒ Như vậy, tứ thơ, hình tượng thơ trong Chiều tối vận động theo hướng tích cực, đi lên: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nồng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu