Chỉ ra cơ sở thực tiễn trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập


Chỉ ra cơ sở thực tiễn trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tuyên ngôn độc lập này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Chỉ ra cơ sở thực tiễn trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?

Trả lời:

Cơ sở thực tiễn của văn bản Tuyên ngôn Độc lập:

– Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.

+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (1940, 1945), khiến cho hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói,… Không hợp tác mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh.

– Hồ Chí Minh khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:

+ Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn nhất

+ Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã kí kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

– Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn, để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.

– Nghệ thuật: cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lí và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu