Chạy giặc – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Chạy giặc – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chạy giặc Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Chạy giặc trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Chạy giặc

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

B. Đôi nét về tác phẩm Chạy giặc

1. Tác giả

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

– Sinh ra tại quê mẹ ờ làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

– Ông xuất thân trong gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên – Huế), vào Gia Định làm thư lại tại dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt.

– Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

– Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849).

– Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang lên khắp miền Lục tỉnh.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chọn lọc

– Năm 1859, khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, người trí thức Nguyễn Đình Chiểu đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cùng các nhà lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vẫn thơ cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.

– Nam Kì mất, ông ở lại Ba Tri (Bến Tre). Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với nước với dân.

– Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:

+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên Dương Từ – Hà Mậu, đều nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người.

+ Đến giai đoạn sau, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX với những tác phẩm xuất sắc về cả nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp (còn gọi là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, một truyện thơ dài).

*Nội dung thơ văn

– Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:

+ Đạo lí làm người mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

+ Những mẫu người lí tưởng trong tác phẩm là những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

– Lòng yêu nước, thương dân:

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

Xem thêm:  Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) ngắn nhất

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

*Phong cách nghệ thuật đậm sắc thái Nam Bộ:

– Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.

– Nhân dân: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đằm thắm ân tình.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Hiện nay, chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ Chạy giặc.

– Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859).

b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. tự sự.

d. Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (Sáu câu đầu): Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

– Phần 2 (Hai câu cuối): Tâm trạng, thái độ của tác giả.

e. Giá trị nội dung

Chạy giặc đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát.

– Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.

f. Giá trị nghệ thuật

– Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối.

– Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm..

– Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc.

C. Sơ đồ tư duy Chạy giặc

Chạy giặc - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

D. Đọc hiểu văn bản Chạy giặc

1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc pháp xâm lược

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

– Nỗi đau mất nước

Xem thêm:  Soạn bài Nhớ rừng ngắn nhất

+ Cảnh tan chợ: Ngay thời điểm họp chợ thì có tiếng súng nổ ra, cảnh tượng huyên náo, tan tác, hoảng loạn bắt đầu (Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây).

+ Tình thế đất nước: Ván cờ hiểm nghèo. → Sai lầm trong nước đi, người cầm quân phút sa tay, lỡ bước không thể cứu vãn được.

– Nỗi đau nhân dân:

+ Từ láy lơ xơ, dáo dác + nghệ thuật đảo ngữ.

+ Từ ngữ mang tính biểu tượng bầy chim, lũ trẻ.

→ Cảnh tan tác, chia lìa, đổ vỡ thê thảm của người dân chạy loạn. Đây là những thân phận tượng trưng cho nỗi đau chung của đất nước, của nhân dân khi giặc đến.

– Cảnh nhà cửa xóm làng: tan bọt nước >< nhuốm màu mây.

→ Nhà cửa làng xóm bị hủy hoại một cách nhanh chóng, tất cả đều tan hoang, đổ nát.

⇒ Tất cả dường như chìm trong ngọn lửa hung tàn của giặc, sự tàn phá, hủy diệt lấp kín cả không gian. Với các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, hoán dụ tác giả đã khắc họa thành công bức tranh đất nước trước thời loạn lạc.

2. Tâm trạng của tác giả

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

– Hai câu thơ cuối bộc lộ nỗi niềm trăn trở của tác giả:

+ Câu hỏi tu từ vang lên đầy tha thiết, không chỉ là kêu gọi mà còn là hàm ý bao thắc mắc trước sự vắng mặt của kẻ có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

+ Câu thơ còn bộc lộ sự thất vọng sâu sắc về triều đình cũng như biểu hiện được lòng thương dân sâu sắc của Đồ chiểu.

⇒ Tiếng kêu quặn thắt của một tấm lòng trung quân đã cảm thấy đổ vỡ niềm tin đối với triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu