Câu hỏi ôn tập bài Xa ngắm thác núi Lư chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Xa ngắm thác núi Lư chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Xa ngắm thác núi Lư Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Xa ngắm thác núi Lư này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Câu hỏi: Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

– Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Câu hỏi: Trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”, tác giả đã ngắm thác nước ở vị trí nào?

Trả lời:

– Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả: Căn cứ vào tiêu đề bài thơ có chữ vọng: trông từ xa và câu thơ thứ hai có chữ dao: “dao khan” và “vọng Lư sơn bộc bố”: xa ngắm thác núi Lư. Như vậy, vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả phải từ ở xa nhìn lại

– Với thế đứng của mình, tác giả sẽ nhìn thấy toàn bộ vẻ đẹp của cảnh, thấy được sự hùng vĩ của thác nước.

Câu hỏi: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?

Xem thêm:  Ôn dịch, thuốc lá - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Trả lời:

– Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên”, với tâm hồn phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy, nhà thơ đã đi qua nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Vì vậy, có thể nói, thi sĩ là người có tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, có thể khẳng định năng lực, sự tài tình trong sáng tác thơ ca độc đáo của nhà thơ.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”.

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của tác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả

Giá trị nghệ thuật:

● Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

● Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

● Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

● Nghệ thuật so sáng và phóng đại

Câu hỏi: Câu thứ nhất của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?

Trả lời:

– Câu thứ nhất tả vẻ đẹp của mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô: dưới những tia nắng của mặt trời và làn hơi nước phản quang. Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản quang ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo. Nhìn từ xa, đỉnh Hương Lô giông như một lư hương khổng lồ. Với động từ “sinh”, ánh sáng đó xuất hiện giống như chủ thể làm cho sự vật như được sinh sôi và trở nên sống động.

Xem thêm:  Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn năm 2021

– Câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo, tôn lên vẻ đẹp hoành tráng của thác nước.

Câu hỏi: “Xa ngắm thác núi Lư” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

“Xa ngắm thác núi Lư” là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ Lý Bạch.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu