Câu hỏi ôn tập bài Ông đồ chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Ông đồ chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ông đồ Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ông đồ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi: Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc?

Trả lời:

– Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày càng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc.

– Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

Xem thêm:  Chạy giặc - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

Câu hỏi: Bài thơ “Ông đồ” có mấy lần sử dụng câu hỏi tu từ?

Trả lời:

Có 2 lần sử dụng câu hỏi tu từ:

– Người thuê viết nay đâu?: thể hiện nỗi nuối tiếc của một thời kì vàng son.

– Hồn bây giờ ở đâu?: đặt ra như 1 lời tự vấn, sự ngậm ngùi xót xa bởi tất cả những gì thời hoàng kim nay chỉ còn lại màu sắc phai nhạt. Đó còn là nỗi niềm tiếc thương của tác giả với những giá trị dân tộc cổ truyền.

Câu hỏi: Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

Trả lời:

– Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích.

– Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi đã toát lên những tâm tư, tình cảm của tác giả trước tình cảnh đáng thương của tác giả trước sự tàn lụi của lớp người từng được đề cao và trân trọng như ông đồ.

– Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu năm 2021

– Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa với sự chọn lọc hình ảnh để làm nổi bật tâm tư, cảm xúc của mình: giấy đỏ, mực nghiên – vốn là những đồ dùng gắn bó thân thiết với ông đồ, mà nay cũng “buồn”, “sầu” trước sự đổi thay của thời thế.

– Lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng, giàu sức gợi: hình ảnh lá vàng rơi trên giấy gợi ra sự tàn tạ, tiêu điều, buồn tủi. Đó là sự cảm nhận từ trong tâm hồn về sự lãng quên, sự kết thúc của một kiếp người tàn.

Câu hỏi: Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”.

Trả lời:

– Mạch cảm xúc phát triển theo thời gian, từ cảm xúc về hình ảnh những ông đồ già Nho học thời còn thịnh hành cho đến hình ảnh những ông đồ khi suy vi và cuối cùng là tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương của tác giả gửi gắm.

Câu hỏi: Phương thức biểu đạt của bài thơ “Ông đồ” là gì?

Trả lời:

– Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.

Câu hỏi: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ “Ông đồ” như thế nào?

Trả lời:

– Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.

Xem thêm:  Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ năm 2021

– Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý

– Khổ 5 là hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa

– Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu