Câu hỏi ôn tập bài Cô bé bán diêm chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Cô bé bán diêm chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Cô bé bán diêm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Cô bé bán diêm này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi: “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

– Thể loại: truyện ngắn

Câu hỏi: “Cô bé bán diêm” mang những ý nghĩa nhân văn nào?

Trả lời:

– Ý nghĩa nhân văn: qua truyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Câu hỏi: Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, những lần mộng tưởng của cô bé hiện đến ra sao và mất đi khi nào?

Trả lời:

– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra:

* Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay

* Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông Noel

Xem thêm:  Soạn bài Thao tác lập luận so sánh ngắn nhất

* Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu

* Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn

– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà

– Các mộng tưởng ấy đều biến mất mỗi khi que diêm trên tay em cháy hết.

Câu hỏi: Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, cô bé bán diêm có gia cảnh như thế nào?

Trả lời:

– Gia cảnh của cô bé bán diêm:

+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

– Hình ảnh cô bé bán diêm:

+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

+ Cả ngày không bán được bao diêm nào

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật cô bé bán diêm trong văn bản “Cô bé bán diêm”?

Trả lời:

– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

* Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần

* Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

* Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình

* Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em

– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường

Câu hỏi: Đoạn kết câu chuyện “Cô bé bán diêm” gợi cho em những suy nghĩ gì?

Xem thêm:  Làm sáng tỏ ý thơ Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức ... năm 2021

Trả lời:

Đoạn kết truyện:

– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)

Câu hỏi: Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện “Cô bé bán diêm” gây ấn tượng gì cho người đọc?

Trả lời:

– Thời gian: đêm giao thừa giá lạnh.

– Không gian:đường phố vắng teo,trời rét buốt ,tường lạnh

Tạo cho người đọc cảm giác cùng khổ ,đồng cảm với cô bé bán diêm.

Câu hỏi: Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel, người bà, bà cháu bay lên trời) trong truyện “Cô bé bán diêm” diễn ra theo trình tự hợp lí?

Trả lời:

– Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Noel” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Bình Ngô Đại cáo chọn lọc

Câu hỏi: Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”.

Trả lời:

– Nghệ thuật: Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ “cô bé” vào cái chết.

– Nội dung: thể hiện cuộc đời của cô bé, muốn nói lên cuộc đời bất hạnh của cô bé và muốn tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu