Câu hỏi ôn tập bài Bánh trôi nước chọn lọc


Câu hỏi ôn tập bài Bánh trôi nước chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Bánh trôi nước Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Bánh trôi nước này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Câu hỏi: Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào?

Trả lời:

– Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Câu hỏi: Bài thơ “Bánh trôi nước” có mấy lớp nghĩa?

Trả lời:

Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

• Lớp nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước

• Lớp nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu hỏi: Bài thơ “Bánh trôi nước” có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong các bài ca dao?

Trả lời:

Giống nhau: đều mượn hình ảnh của sự vật để nói về con người; bắt đầu bằng từ ” thân em” mang ý nghĩa “thân phận của em” và cũng có thể “tấm thân của em”, hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa từ đó nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu hỏi: “Bánh trôi nước” có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?

Xem thêm:  Thuyết minh về chiếc nón lá năm 2021

Trả lời:

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

– Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian.

– Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa.

Câu hỏi: Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ “Bánh trôi nước” được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?

Trả lời:

– Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả : trắng , tròn, chìm , nổi trong nước.

– “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời xinh đẹp có cuộc sống khó khăn vất vả nhưng họ vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung

Câu hỏi: Trong 2 hình ảnh: bánh trôi – thân phận người phụ nữ, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ “Bánh trôi nước” ?

Trả lời:

– Hình ảnh người phụ nữa quyết định ý nghĩa và giá trị bài thơ vì tác giả muốn mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về số phận, cuộc đời bất hạnh, long đong, lận đận của người phụ nữ trong xã hội xưa từ đó làm lên giá trị nhân văn cho bài thơ

Câu hỏi: Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào qua bài thơ “Bánh trôi nước” ? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài làm văn số 1 (Bài làm ở nhà) ngắn nhất

Trả lời:

– Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ xuất phát từ sự đồng cảm, cảm thông, yêu quý tôn trọng đối vớ họ

– Chi tiết thể hiện: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

⇒ Người phụ nữ không thể tự quyết định cuộc đòi của mình, long đong lận đận thế nhưng họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất cao đẹp nhất, thủy chung son sắt, đáng quý

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu