Câu hỏi bài Nỗi oán của người phòng khuê chọn lọc


Câu hỏi bài Nỗi oán của người phòng khuê chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Nỗi oán của người phòng khuê Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Nỗi oán của người phòng khuê này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của “Nỗi oán của người phòng khuê” thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ.

Trả lời:

Điểm độc đáo của “Khuê oán” ở cấu tứ, Vương Xương Linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người khuê phụ.

    + Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”.

    + Nó là màu của sự li biệt, nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh.

    + Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu hỏi: Trong “Nỗi oán của người phòng khuê”, vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

Trả lời:

Xem thêm:  Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

   – Màu dương liễu, màu của mùa xuân và tuổi trẻ, cũng là màu “li biệt”

   – Vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của khuê phụ thay đổi:

       + Từ sự vô tư nàng hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu

       + Nàng oán thán, ghét chiến tranh phi nghĩa

⇒ Người khuê phụ hiểu giá trị của chia li, sự phi lí của chiến tranh.

Câu hỏi: Vì sao chỉ với 28 chữ, tác phẩm “Nỗi oán của người phòng khuê” lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường?

Trả lời:

   – Bài Khuê oán tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.

   – Qua nỗi đau, sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảnh u ám, buồn bã trước mắt.

       + Chiến tranh phi nghĩa tạo ra sự chia ly, chôn vùi hạnh phúc, tuổi trẻ của con người

       + Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống

⇒ Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

Câu hỏi: Nội dung chính của bài “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

Nhà thơ mượn tâm trạng của người chinh phụ để thông qua đó lên án chiến tranh phi nghĩa gây đau thương, mất mát cho mọi gia đình, tinh yêu, hạnh phúc của bao người.

Xem thêm:  Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ

Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề của “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

Nhan đề: “Nỗi oán của người phòng khuê”

   – “Oán”: giận, trách hận hoặc sự bất mãn.

   – “Phòng khuê” là căn buồng của người phụ nữ và ở đây “Người phòng khuê” ý chỉ người phụ nữ có chồng đi chiến trận.

⇒ Có thể hiểu nhan đề là: nỗi trách hận của người phụ nữ có chồng đi chiến trận.

Câu hỏi: Đề tài của “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

Đề tài

   – Đề tài bài thơ là khuê oán, nói về nỗi oán hờn của người khuê phụ.

   – Thuộc chủ đề chiến tranh, bài thơ thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Câu hỏi: Đặc sắc nghệ thuật của “Nỗi oán của người phòng khuê” là gì?

Trả lời:

   – Bút pháp miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế.

   – Cấu trúc ngôn ngữ ngắn gọn gợi nhiều hơn tả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu