Câu hỏi bài Người lái đò sông Đà chọn lọc


Câu hỏi bài Người lái đò sông Đà chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Người lái đò sông Đà này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Thể loại của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Thể loại của Người lái đò Sông Đà là thể tùy bút.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác của Người lái đò Sông Đà:

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

– Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm Người lái đò Sông Đà và là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

Câu hỏi: Giá trị nội dung của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Giá trị nội dung của Người lái đò Sông Đà:

– Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

– Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa (Sông Đà) và những kì tích lao động của con người (người lái đò).

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật của Người lái đò Sông Đà:

– Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.

– Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.

– Bút pháp: kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn.

– Sáng tạo: ngôn từ, các biện pháp tu từ độc đáo.

Câu hỏi: Chủ đề của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Chủ đề của Người lái đò Sông Đà: Qua hình tượng Sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động – chất vàng mười của cuộc sống.

Câu hỏi: Ý nghĩa lời đề từ của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Ý nghĩa lời đề từ của Người lái đò Sông Đà:

– Nguyễn Tuân đã lấy hai lời đề từ của hai nhà văn thuộc hai đất nước khác nhau:

+ Đầu tiên là câu thơ của nhà văn cách mạng người Ba Lan: Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông viết về hình ảnh của đất nước mình đầy thơ mộng trữ tình.

+ Lời đề từ thứ hai của nhà văn Nguyễn Quang Bích viết về dòng sông Đà: Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu nghĩa là mọi con sông đều chảy về hướng Đông, còn riêng sông đà lại chảy về hướng Bắc. hung bạo và có tính cách mới mẻ.

– Tác giả hướng người đọc đến đối tượng trung tâm của tùy bút – sông Đà và thể hiện phần nào vẻ đẹp riêng biệt, không trùng lặp với bất cứ con sông nào.

⇒ Như vậy, từ hai lời đề từ đã gợi ra cảm hứng chủ đạo cho toàn bài tùy bút. Sự kết hợp ấy nói lên một con sông Đà đầy hung bạo, mạnh mẽ nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.

Câu hỏi: Cảm hứng chủ đạo của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo của Người lái đò Sông Đà: Nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi thấy nay mình đã có đất nước, mình đã không còn ″thiếu quê hương″.

Xem thêm:  Thể loại của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Câu hỏi: Sự quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò của Nguyễn Tuân của Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Bằng sự quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng, Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà và người lái đò đầy sinh động:

– Tác giả miêu tả sông Đà từ những chi tiết cụ thể, sinh động và thực tế → Con sông Đà vừa dữ dằn, hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.

– Tác giả miêu tả từ nhiều góc quan sát độc đáo khác nhau:

+ Từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng.

+ Trực tiếp ngồi trên thuyền tham gia hành trình trên sông Đà.

– Tác giả đã vận dụng nhiều tri thức của các ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để miêu tả về sông Đà và người lái đò sông Đà: hội họa, điện ảnh, âm nhạc, văn học, địa lí, lịch sử, thể thao, quân sự,…

Câu hỏi: Biện pháp nghệ thuật khắc họa con sông Đà hung bạo trong Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật khắc họa con sông Đà hung bạo:

– Các biện pháp nhân hóa, so sánh:

+ Bờ sông, dựng vách thành… có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí.

+ Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá…như lúc nào cũng đòi nợ xuýt.

+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

+ Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

→ Biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả

– Vận dụng tối đa các giác quan để thu nhận nét kì vĩ của thác đá.

– Mượn ở các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ:

+ Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên ″cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện″.

+ Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.

+ Lấy hình ảnh ″ô tô sang số nhấn ga″ trên ″quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực″ để ví von với cách chèo thuyền…

+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nước, cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.

+ Dùng lửa để tả nước.

→ Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ.

Câu hỏi: Cách viết của Nguyễn Tuân về con sông Đà như một dòng chảy trữ tình trong Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình:

– Hình dáng: Tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc… xuân → Đẹp như một người thiếu nữ kiều diễm.

– Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo:

+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.

+ Nắng cũng ″giòn tan″ và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi ″yên hoa tam nguyệt″

+ Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ.

+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời.

+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.

– Màu nước sông Đà thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo.

→ Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn tả về cây bàng năm 2021

⇒ Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.

Câu hỏi: Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ trong Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ:

– Tính chất cuộc chiến: không cân sức.

+ Sông Đà: sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền; thạch trận với đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm → dữ dội, hiểm độc với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh.

+ Con người: nhỏ bé, không hề có phép màu, vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi.

– Kết quả: Thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền; con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên.

+ Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.

+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

– Nguyên nhân làm nên chiến thắng: sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh.

Câu hỏi: Vì sao thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ta trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân?

Trả lời:

– Thiên nhiên: vàng.

– Con người lao động: vàng mười.

→ Trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.

– Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.

– Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.

→ Nét độc đáo trong cách khắc hoạ:

– Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ.

– Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất.

– Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình.

⇒ Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đó chính là những yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.

Câu hỏi: Vẻ đẹp thiên nhiên trong Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Vẻ đẹp thiên nhiên trong Người lái đò Sông Đà:

– Hình tượng con sông Đà hùng vĩ và hung bạo:

+ Cảnh bờ sông dựng vách thành chẹt lấy dòng sông hẹp.

+ Những khúc sông có đá dựng thành vách với độ cao và cái lạnh lẽo, âm u của chúng.

+ Chỗ “vách đá…như một cái yết hầu” → khắc họa sự hiểm trở bằng thủ pháp so sánh.

+ Con sông Đà khổng lồ khôn ngoan, nham hiểm, hung ác, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt con người đầy mưu mô trong cuộc chiến với con người.

+ Con sông như một sinh thể dữ dằn, gào thét với các âm thanh ghê sợ: oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo, rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn…

– Tính cách trữ tình của nhân vật sông Đà:

+ Liên tưởng bất ngờ kì thú với vẻ đẹp người đàn bà kiều diễm – mái tóc.

+ Con sông được nhìn qua mây mùa xuân, nắng mùa thu để rồi cảm nhận sắc nước thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo

+ Hình ảnh dịu dàng con sông Đà trong sáng, gợi cảm đầy chất thơ.

Câu hỏi: Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong Người lái đò Sông Đà?

Xem thêm:  Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn nhất

Trả lời:

Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân:

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. → Những từ ngữ ngắn được ngăn cách bởi dấu phẩy và phép điệp cấu trúc được sử dụng liên tiếp. Âm thanh của câu văn như hòa cùng cái dữ dội, cuộn trào của thác nước, mà sôi réo rắt người ta, thúc giục người ta. Bên cạnh đó là biện pháp so sánh khiến người ta cảm nhận rõ được sự nguy hiểm của thác nước.

Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hổn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. → Bờ sông Đà được miêu tả bằng biện pháp so sánh. Câu văn đưa người đọc trở về với một thời quá vãng xa xưa, sông Đà được khoác lên tấm áo lung linh, huyền ảo, gợi lên một nét đẹp yên bình, thơ mộng, gần gũi và thân thiết.

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. → Dòng sông Đà được so sánh như một áng tóc trữ tình. Nguyễn Tuân đã dùng hình ảnh trìu tượng để nói lên cái hình ảnh cụ thể để bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông.

Câu hỏi: Cảnh vượt thác qua ba trùng vi thạch trận trong Người lái đò Sông Đà?

Trả lời:

Cảnh vượt thác qua ba trùng vi thạch trận:

– Ở trùng vi thứ nhất:

+ Sông Đà chia thành năm cửa trận (bốn cửa tử và một cửa sinh), cửa sinh được ngụy trang nằm lập lờ bí hiểm phía tả ngạn.

+ Vừa vào thạch trận sóng, nước, đá sông hò la vang dậy. Sóng nước đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền. Nước như một đô vật “túm thắt lưng ông đò đòi vật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”.

+ Bị trúng đòn, mắt người lái đò như thấy một cửa bể đom đóm nhưng cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái. → Ông lái đò thật sự là một con người lão luyện, luôn bình tĩnh, dũng cảm, biết nén mọi đau đớn để chiến thắng đối chủ hiểm ác của mình..

– Ở trùng vi hai:

+ Chiến thuật thay đổi: Thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch sang phía bờ hữu ngạn nhằm đánh lừa con thuyền.

+ Ông lái đò đã nắm chắt binh pháp của thần sông thần đá nên đã nắm chặt được bờm sóng đúng luồng rồi ghì cương lái…mà phóng nhanh vào cửa sinh.

+ Đám thuỷ quân định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông đã có cách trị, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông chặt đôi ra để mở đường tiến. → Một con người có nhiều kinh nghiệm, có hành động chuẩn xác, mau lẹ, quyết đoán.

– Ở trùng vi thứ ba:

+ Ít cửa nhưng đều là nguồn chết cả. Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ của con thác.

+ Ông lái đò như một chỉ huy dạn dày kinh nghiệm: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa mà vượt qua cổng đá. Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác. → Trình độ chèo thuyền lái đò vượt thác đã nâng lên thành nghệ thuật chèo đò – “một tay lái ra hoa”.

⇒ Qua ba lần vượt trùng vi thạch trận, tác giả ca ngợi sự trí dũng tài hoa, ca ngợi tư thế chiến thắng của con người trước thiên nhiên hung hãn, mà cụ thể là chính dòng sông Đà nham hiểm thâm độc, hung bạo.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu