Cảm nhận về các ngành học của Đại học Sài Gòn từ các sinh viên đang theo học tại trường | Giáo dục trung học Đồng Nai

Hiện tại đã có “Review” các ngành sau:

  1. Khoa học môi trường và ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
  2. Quản trị kinh doanh
  3. Sư phạm Anh
  4. Quản trị văn phòng
  5. Khoa điện tử viễn thông
  6. Ngôn ngữ Anh
  7. Công nghệ thông tin
  8. Tâm lý học
  9. Sư phạm Kinh tế gia đình
  10. Quản lý giáo dục
  11. Quốc tế học
  12. Kế toán
  13. Luật
  14. Sư phạm Lý
  15. Sư phạm Hóa
  16. Giáo dục Mầm non
  17. Sư phạm Anh
  18. Khoa Nghệ thuật (SP Nhạc – Thanh Nhạc)

(Thứ tự liệt kê các ngành bên trên tương ứng với sắp xếp bài đánh giá các ngành phía dưới)

Các bài đánh giá này đều do chính các bạn sinh viên viết về ngành của mình đang theo học tại trường.

Các bài đánh giá sẽ được cập nhật liên tục.

Những bạn nào muốn viết đánh giá về ngành của mình thì viết rồi gửi vào inb trang nhé. Kể cả những ngành đã có bài đánh giá rồi rồi thì BQT vẫn nhận bài mới nhé (Không giới hạn bài review mỗi ngành).

===========================

1. KH Môi Trường và CNKT Môi Trường ; Khoa: Khoa Học Môi Trường

Mỗi lần gặp mấy đứa cấp ba cấp hai là y như rằng sẽ bị hỏi bây giờ m học ngành nào dị. Và câu tl của tôi lại là KHMT. Và tụi nó sẽ lại ừ cho qua hoặc trố mắt hỏi ngành gì lạ vậy. Xin thưa các bác là ngày xưa trước khi vô học ngành này e cũng như các bác thôi ạ. Chẳng biết KHMT là cái gì chỉ là thấy điểm vs môn phù hợp nên e vào đây thôi. Lúc đầu bỡ ngỡ lắm cơ. Đa số lớp toàn là tp bị rớt từ mấy ngành khác qua và đông dân nhất là mấy đứa rớt bên dược qua. Tôi là cái đứa vô duyên nhất, trời xui đất khiến s lại vô cái ngành chẳng lquan gì vs ngành mà tôi chọn ban đầu. Nói cho cùng cũng là có duyên lắm mới học chung một khoa nên các 98er đừng vội hoang mag khi vô khoa MO nhé. Sau đây là review về Khoa MO của 1 97er: khoa. chia làm hai nghành là khoa học và cn kỹ thuật. Khoa theo mình được trag bị khá kỹ về máy móc không thua gì ở các trường đh láng giềng đâu nhé, tuy là trường đại học Sài Gòn nổi tiếg ở mầm non và gdth hơn nhưg nhữg ngàh khác cũg k phải bị bỏ rơi nên các bạn đừg xoắn nhé. Ở năm nhất khi học nghành KHMT các bạn sẽ có chương trình giốg vs các nghành khác là học tập trung các môn chug qua năm hai thì sẽ tập trung vào chuyên ngành hơn nhé. Đbiệt thì thầy cô trong khoa cực kỳ dễ thương và iu học sinh nên đừng sợ tuy bên ngoài có nhìu thầy cô khá nghiêm nhưng trog lòng rất thương sinh viên ^^ chỉ cần siêng học là thầy cô sẽ cực quý lun đó( thầy cô hay hù làm mình sợ nhưng k nỡ xuống tay đau) . Trong khoa thì cũng chia làm cơ cấu như các khoa khác là đoàn và hội ( dành cho các bạn thích cv đoàn hội và không sợ cực hoặc là muốn trải nghiệm ngen). Chương trình học cũng không quá nặng nếu cạn bạn chịu học siêng là oki. Các a chị trong khoa thì dt và nhiệt tình siêu đág iu thương đàn e nữa nên có gì k hiểu hay thắc mắc thì có thể hỏi mà đừng ngại nha( xin sách các kiểu nữa). Tóm lại nếu bạn nào muốn tìm hiểu và thích ngành KHMT mà chưa chọn đc trường thì hãy vô học ở SGU đi, k lầm đâu. End hết phần review của MOER về khoa môi trường tại đại học Sài Gòn. Mọi thắc mắc các bạn cứ vô học sẽ hiểu rõ hơn.

2. Quản trị kinh doanh; Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Hiện mình là sinh viên năm 3. Sau 2 năm học mình thấy ngành qtkd rất thú vị. Càng học càng thích. Thầy cô rất dễ thương. Các môn học bám sát với thực tế. Ngoài ra mình còn biết đc nhiều kiến thức thực tiễn hơn mà trong giáo trình không có đề cập đến, do có 1 số thầy cô đã từng làm ở doanh nghiệp or vừa làm vừa dạy nên họ có kinh nghiệm và truyền đạt lại cho tụi mình rất hay. Các môn học giúp mình có nhiều kiến thức hơn về kinh tế. Giờ mà nghe tin thời sự về kinh tế là biết ngay đc 1 ít. Chứ trước đó là mù luôn :p. Túm cái quần lại là ngành này rất thú vị. Càng học càng thích. Mãi yêu QTKD SGU <3

3. Sư phạm Anh; Khoa Ngoại Ngữ

Chất lượng: chất lượng giáo trình ok, nhưng quan trọng là các em phải chịu khó đọc sách ở nhà, vì trên lớp ko đủ tiết nên nhiều khi cũng không nắm bắt được hết cái hay những gì trong sách, tuy nhiên trường luôn chọn những cuốn sách hay để các em học, nên các em yên tâm. – giảng viên: khá nhiệt tình dễ thương, luôn tạo cơ hội cho các em điểm cao, dạy tân tình luôn so với các các giảng viên dạy chung ngành trường khác – vpk: bình thường cái này chị ít vào nên cũng ko rõ – cơ sở vật chất: cũng bt nói chung ko có máy lạnh phà phà như trường tư nhưng theo chị ko đóng học phí mà csvc vậy ok rồi – thái độ – kiến thức: về kiến thức thì chị nhắc lại giáo trình tốt, khi học nâng cao mà các em biết khai thác thì nó sẽ rất có ích cho các em sau này.

4. Quản Trị Văn Phòng; Khoa: Thư Viện Văn Phòng

Về ngành, thì sau 1 năm chị thấy thế này.
1. Về giáo viên, các thầy cô khoa mình rất dễ tính và nhiệt tình.
2. Về khoa, thì khoa mình đc tách ra từ qtrị kinh doanh khoảng vài năm thôi, nên còn hơi yếu thế so vs các khoa khác của trường, nhưng hiện các a c trong khoa đag hđ rất nhiệt tình.

3. Về chương trình đạo tạo thì nếu hoàn thành e có thể làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc cty tư nhân, theo c thì c thích làm công ty tư nhân hơn và ctrình đtạo cũg nghiên về hướng đó hơn vì có các môn như nghiệp vụ văn phòng, maketing căn bản, pr ,hành chính công… ngoài ra như bất kỳ sv nào e cũng phải học các môn như mác lênin, quốc phòng…

Tuy nhiên, các e cũng thấy rồi đó, tình trạng thất nghiệp hiện nay rất cao, nếu xin việc ở ngành mình thì c nghĩ khởi đầu lương sẽ rất thấp, trong lúc học đh thì e nên học t.anh thật tốt, bổ sung kỹ năng và nếu được thì nên học thêm 1 ngoại ngữ nữa, vì ngành mình cũng có thể xin vào các vị trí như trợ lý hoặc thư ký… và c thấy ngành nào cạnh tranh cũng rất nhiều nên e nên suy nghĩ khi nộp hồ sơ.

5. Các Ngành của Khoa: Điện Tử Viễn Thông

Các nghành về kỹ thuật thì trường mình hơi yếu em, do mới thành lập vài năm trờ lại đây nên về phần cơ sở vật chất còn khá ít (phòng thực hành có, phòng máy có nhưng chưa chuyên và đang phát triển..) Đội ngũ giảng viên thì em khỏi lo, mỗi khoa mỗi năm đêu tuyển, hoặc mời giảng viên các trường đại học lớn sang dạy (vd ngành mình có khá nhiều thầy cô bên “Học viện bưu chính viễn thông sang)…. Nếu như em điểm cao, tự tin thì nên học các trường như SPKT hay BK thì tốt hơn, còn nếu điểm thấp thì trường mình vẫn là một lựa chọn tốt(vì về học phí thì trường mình khá ok. chênh lệch giữa các năm thấp) Còn Nếu như không quan trọng vấn đề đại học hay CĐ thì còn 1 lựa chọn nữa đó là Cđ Cao thắng, chuyên về kỹ thuật.

6. Ngôn ngữ Anh; Khoa Ngoại Ngữ

1)

Chất lượng giảng dạy ổn tuy là giảng viên thì có người này người kia, nhưng mà được cái là đa số thầy cô rất gần gũi và thân thiện, hoạt động cũng đủ để các bạn tham gia đặc biệt mạnh nhất là hoạt động đoàn, mình nghĩ môi trường như vậy cũng đã khá tốt, mọi thứ còn lại còn phải phụ thuộc vào khả năng cũng như tự xác định cách học cũng như hướng đi của mỗi người.

2)

Chào các bạn, mình hiện là sinh viên năm II ngành Ngôn ngữ Anh (Thương mại – Du lịch) của trường đại học Sài Gòn. Hôm nay, mình viết bài đánh giá này nhằm mục đích cho các bạn biết cảm nghĩ của mình sau 1 năm theo học tại trường. Bài viết gồm các nội dung: chất lượng giảng dạy, giảng viên và cơ sở vật chất.

  1. Chất lượng giảng dạy: Để dễ nói chuyện, mình sẽ giới thiệu các môn các bạn có thể sẽ học ở năm I gồm: Ngữ pháp 1, Tin học Văn Phòng, Giáo dục thể chất 1, Kỹ năng (KN) Nghe 1, KN Nói 1, Luyện Âm 1, KN Đọc 1.
  2. Giáo trình: Giáo trình các bạn học sẽ là sách photo nên tiền mua giáo trình nhẹ lắm nhe. Giáo trình cung cấp đầy đủ kiến thức cho các bạn về các vấn đề của bộ môn tiếng Anh. Lý thuyết trong giáo trình theo mình là khá hay, có phần nâng cao, nhiều nội dung sát thực tế và tính ứng dụng cao. Ví dụ như môn Ngữ pháp 1, giáo trình không những nói về những lý thuyết cơ bản các bạn đã biết mà còn có những phần lý thuyết nâng cao và các tips về cách sử dụng tiếng Anh của người bản xứ giúp các bạn học tốt hơn. Hoặc như KN Nghe 1 hoặc KN Nói 1, các tình huống giao tiếp được xây dựng trong giáo trình sát với môi trường làm việc công sở như liên lạc book phòng khách sạn, book vé máy bay, phỏng vấn xin việc, gặp gỡ giao lưu với khách hàng, gọi món ăn trong nhà hàng… Còn môn Giáo dục thể chất 1 có phần kỹ năng bưng bê người khác, cá nhân mình rất khoái phần này :)))), học phần này các bạn sẽ biết cách cõng, bế người khác đúng cách, có thể “ôm” lâu, giúp ích rất nhiều trong trường hợp cần di chuyển người bất tỉnh hay bế gấu cũng là ý tưởng không tồi nhe :)))))
  3. Kiểm tra, thi kết thúc học phần: Các bạn học cái gì thì thi cái đó. Nội dung thi sẽ được giảng viên hướng dẫn dặn dò trước. Các kì thi tổ chức nghiêm túc và quy củ. Riêng lịch thi các bạn sẽ xem trên mạng, và lưu ý nhớ đi đúng lịch, không ai nhắc nhở bạn đi thi đâu nhe vì lịch thi mỗi người mỗi khác nữa. Quên không đi thi thì xác định chuẩn bị lúa học lại đó nhe mí bồ. Điểm thi sau đó sẽ được công bố trên mạng. Thi không khó nếu các bạn học hành đàng hoàng, thế nhé :))))
  4. Giảng viên Các thầy cô giảng viên của ngành đa số đều cực thân thiện và vui vẻ với sinh viên, một số thầy cô còn tạo điều kiện cho các bạn gỡ điểm nếu các bạn học hành đàng hoàng, đi học chuyên cần đầy đủ. Toàn bộ giảng viên đều sử dụng máy chiếu để hỗ trợ giảng dạy, các bạn sẽ có thời gian nghe giảng nhiều hơn từ đó học tập tốt hơn. Mình xin không nói chuyện môn nào thì nên học thầy cô nào, vì ở HK1 nhà trường sẽ xếp thời khóa biểu cho tân sinh viên luôn, qua HK2 các bạn mới phải bước vào cuộc chiến giật cô hồn, không, cuộc chiến đăng kí môn học, nên tự các bạn đã có thể có trải nghiệm cho riêng mình về các giảng viên rồi. Mỗi người có một cảm nhận riêng nên các bạn chú ý tham khảo một cách cẩn thận ý kiến của các anh chị khóa trên hoặc ý kiến của bạn bè hay từ BQT để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân vào HK2 nhe.
  5. Cơ sở vật chất Trường đại học Sài Gòn có 4 cơ sở hiện đang hoạt động, nếu các bạn học Ngôn ngữ Anh, các bạn sẽ ưu ái được học ở cơ sở chính (csc – 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5). Cơ sở vật chất của csc còn rất mới. Lớp học và bàn ghế đều tốt, mỗi phòng học đều được trang bị máy chiếu. Csc còn có khu KLF (Trung tâm học liệu) hỗ trợ cơ sở học tập cho các bạn. Tầng trệt cung cấp dịch vụ truy cập internet có thu phí. Riêng các tầng 1 và 2 là khu vực dành cho các bạn có đăng kí sử dụng dịch vụ của KLF với mức phí 100k/năm. Tầng 1 là khu vực Tham khảo đọc, chia làm 2 khu vực, khu 1 bố trí các bàn trống để các bạn ngồi làm bài tập còn khu 2 bố trí các máy tính bàn cho các bạn truy cập internet. Tầng 2 là khu vực thư viện có lưu trữ sách về mọi bộ môn mọi lĩnh vực có liên quan đến các ngành học được giảng dạy. Theo mình thì các bạn rất nên đăng kí sử dụng KLF nhe. Khi đăng kí, các bạn sẽ có mấy chục giờ sử dụng net ở tầng 1 mà không phải trả thêm bất kì chi phí nào, xài bao tẹt ga cũng không hết nhe, bao nhiêu giờ thì mình quên béng rồi :))))))), bên cạnh đó còn có chỗ dừng chân tá túc khang trang mà không phải lang thang đầu hành lang cuối lớp học khi trống tiết nữa. Rất nên, rất rất nên nhe. :3 À quên, KLF cũng có wifi bao phủ dạt dào lắm nhe, bạn nào có đăng kí sử dụng KLF thì có thể hỏi mật khẩu của chị quản lý, đừng ngại nhen. Giữ xe thì có 3 bãi, 2 bãi ngoài trời và 1 bãi trong hầm. Các bạn chịu khó phối hợp với bên bảo vệ giữ xe thì chắc không có chuyện gì đâu. Dĩ hòa vi quý, nhe. Bạn nào nhà có xe số thì nên đi xe số, đi tay ga mà sợ trầy xước xe thì để nhà nhe. Tuy có khu vực giữ xe tay ga riêng nhưng giữ xe với số lượng lớn thì không tránh khỏi có va quẹt nhẹ nhe. Các bạn cũng nên lưu ý điều này. Canteen csc làm đồ ăn cũng khá ngon, giá cũng vừa vặn túi tiền sinh viên lắm nhe. Mình rất thích món thịt kho trứng và nui xào trứng, hình như nguyên năm ăn có 2 món này. :))))) Lâu lâu ăn thử hủ tíu cũng không tồi đâu. Nước lèo vừa miệng lắm. :3
Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Tế bào nhân thực ngắn gọn, dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

Mình hi vọng sau khi đọc bài đánh giá này, các bạn có ý định nộp hồ sơ vào ngành Ngôn ngữ Anh (Thương mại – Du lịch) sẽ có cái nhìn rõ hơn về ngành mà các bạn có dự định đăng kí theo học. Nếu có thắc mắc thì cứ liên hệ BQT, mọi người sẽ tận tình tư vấn cho các bạn hết mức có thể. Chúc các bạn có được sự lựa chọn phù hợp đúng đắn nhất.

7. Công Nghệ Thông Tin ; Khoa CNTT

Chào bạn. Mình mới học xong năm 1. Nhìn chung thì các thầy cô trong khoa CNTT thì rất dễ thương bạn nhé ^^ Mình review vài GV trong khoa thôi, còn các GV dạy các môn khác như Giải tích, Đại số, Điện tử căn bản thì ở bên khoa khác dạy nên mình không ý kiến nhé. Môn Toán rời rạc là môn bạn học đầu tiên, mình thì học thầy Hòa phó khoa, thầy nói giọng Huế nên hơi khó nghe một tí, bạn chịu khó lắng nghe, cố gắng làm bài thật tốt để điểm giữa kì cao, cuối kì thi cho đỡ :)) Nhập môn máy tính và Kiến trúc máy tính là 2 môn mà theo mình là nên học thầy Quan, thầy có dạy bạn nhiều thứ khác ngoài máy tính như làm giàu, các vấn đề cuộc sống, kĩ năng mềm,… học thầy thì chỉ cần chuẩn bị bài thuyết trình thật chu đáo, thuyết trình thật tự tin là sẽ điểm cao, yên tâm là thầy không kêu lên bảng đâu :)) cơ sở lập trình học thầy Trí sẽ dễ hiểu hơn, còn thầy Quốc thì dạy nhanh nên bạn cố gắng nắm bắt sẽ qua được thôi, à thường thầy Quốc dạy lí thuyết thì sẽ có thầy Khải dạy thực hành nên bạn sẽ kiểm tra 2 người luôn. Cấu trúc dữ liệu thì mình khuyên bạn nên học cô Loan nhé, cô rất dễ tính và dễ lấy điểm cộng. Còn kĩ thuật lập trình thì tốt nhất bạn học cô Trang, cô cũng dễ cực kì, cho kiểm tra quá trời luôn, chủ yếu để bạn nhớ kiến thức, cô cũng rất dễ thương. Nói chung là học ngành gì cũng vậy, môn gì cũng vậy, hãy cứ tự tin ngay từ những tiết đầu và cố gắng giơ tay phát biểu càng nhiều càng tốt, thầy cô sẽ quý bạn và cho bạn điểm cộng nhiều, học ĐH điểm cộng quý lắm đấy, nó có thể giúp đỡ cho bạn có điểm quá trình tốt như 9 10 để cuối kì thi sẽ nhẹ hơn, và hơn hết là hãy đi học đầy đủ đừng bỏ bữa nào nhé ^^ Chúc bạn thành công với lựa chọn của mình :3

8. Tâm Lý Học; Khoa: Giáo Dục

Chào các em! Ngành Tâm Lý Học hiện tại của trường mình đang được quản lý bởi khoa Giáo Dục (trụ sở chính ở cs3 – 20 Ngô Thời Nhiệm – Q3 – HCM) (1 mình 1 khoa làm vương cả 1 cs :”> )

Các giảng viên rất dễ thương và nhiệt tình, tâm lý và quan tâm đến sinh viên, thậm chí “dễ dãi” cho gia hạn bài nhóm đến tận 4 5 lần cũng được. Vì thấu hiểu tâm lý sinh viên mà. Ham chơi/ham đi làm thêm v.v… 😀

Các gv hay lấy ví dụ thực tế để nói về lý thuyết, và có hình ảnh minh họa để cho sv dễ nhớ bài. SV được quyền chọn đề mở hay đề đóng ở các môn chuyên ngành. Và mỗi kiểu đề đều có “hại” và “lợi” khác nhau nhé, hãy cẩn trọng trong việc chọn lựa kiểu thi đề đóng hay đề mở ở cuối kỳ nhé. :”> Chỉ có nhược điểm xíu là khâu tìm kiếm tài liệu khá là cực. Sẽ có môn, bọn em bị GV bắt dịch sách tiếng Anh qua tiếng Việt để học nha. =))

Tuy nhiên các em có thể liên hệ các sv khóa trên để xin tài liệu về photo đỡ mất công đi lục tung các nhà sách tìm nữa nhé. :3

Về bên Đoàn Hội của khoa + ngành thì ko có gì để chê cả. Các em cứ vào sẽ thấy sự tuyệt vời của Đoàn – Hội khoa mình. :”> . Chỉ có nhược điểm là hơi cực trong lúc chấm điểm rèn luyện thôi (những em nào có ý định làm lớp trưởng/lớp phó – hãy suy nghĩ kỹ trước khi xung phong làm chức vụ này nhé. Vì tết và hè , có thể bọn em sẽ được các thầy cô mời lên VPK ngồi vài lần để chấm Điểm Rèn Luyện nhé – Còn ĐRL là gì thì vào năm học rồi bọn em sẽ biết. :v )
Còn về Văn Phòng Khoa và các thầy cô trong đó rất dễ tính và yêu quý sinh viên. :3 Hiếm khi la mắng sinh viên, nếu có ko vừa ý thì chỉ nhắc nhở nhỏ nhẹ thôi. 😀 Cô Trưởng Khoa, là cô Thúy Dung luôn tươi cười vui vẻ, dễ thương lắm. :3

Nếu em không biết hoặc không hiểu vấn đề gì thì có thể inb fb hỏi các anh chị cán bộ đoàn hội của khoa, sẽ có ngay câu trả lời (cho dù là 12h đêm hay 2h sáng :v ) hoặc vào VPK hỏi (trong khung giờ hành chính nhé). Nói chung thì có nhiều điều thú vị, các em cứ vào đi rồi sẽ được trải nghiệm. :”> Nhiều thứ bất ngờ lắm, đang chờ đợi các em vào ngành, vào khoa. :3

9. Sư Phạm Kinh Tế Gia Đình; Khoa SP Kỹ Thuật

1)

Chất lượng giảng dạy thì tốt nhé em.
Giảng viên rất tuyệt vời, rất có tâm với nghề, luôn đặt vào vị trí là học sinh sinh viên, luôn dạy những kinh nghiệm quý báu.

Vpk là 1 khoa đáng tự hào, luôn làm việc có trách nhiệm, luôn đặt quyền lợi sinh viên lên hàng đầu, luôn xem sv như những đứa con ruột, nc ngọt ngào nhẹ nhàng k giống như mấy khoa khác. Cơ sở vật chất thì tốt, ước gì trường cơ sở 1 xây thêm khu ngủ cho sinh viên thì tuyệt vời, sinh viên ngủ ở ngoài nhìn tội với thê thảm lắm. Thái độ -kiến thức – chương trình học trên cả tuyệt vời, luôn bám sát thực tế lẫn kiến thức chuyên môn. Nếu bạn muốn trở thành 1 người phụ nữ của gia đình, 1 người luôn được mọi người người yêu mến, kính trọng, nể phục về hình ảnh 1 người phụ nữ hoàn hảo, 1 mẫu con dâu lí tưởng nhé. Thì hãy đến với ngành của mình nhé. Sư Phạm kinh tế gia đình, 1 ngành tên lạ nhưng đầy thú vị.

2)

Chào các em, hiện a đag là sv ngành sư phạm kinh tế gia đình trường mình nè . Để a kể sự tích đến với ngành này của a nhé. Hồi đó a cũng rớt SGU nên mới xét tuyển đại cái ngành sư phạm kinh tế gia đình trường mình nè . Nghĩ là thôi lỡ rớt rồi xét đại luôn đậu thì học cho có rồi thi lại . Với lại học cũng chả tốn đồng nào . Đi đâu bạn bè hỏi mày học gì nói học kinh tế gia đình ai ai cũng tròn mắt ngơ ngác ngành gì nghe lạ quắt .. học toàn kĩ thuật nữ công sau này ra trường làm gì? Chắc đi làm dâu thôi này nọ . Nhưng học được 1 năm thấy bắt đầu có hứng thú rồi yêu ngành này luôn . Cảm thấy may mắn vì ngày xưa rớt để đc xét tuyển vào đây . Đôi khi cái nghề nó chọn mình . Lúc đầu có thể mình ko thích nhưng tiếp xúc lâu dài cũng hứng thú thôi . Nếu như hồi năm 1 ai hỏi học gì thì à ừ nói qua loa chứ sợ quê đâu có dám nói ngành mình học . Nhưng bây h năm 3 rồi ai hỏi thì có thể tự tin và tự hào nói Tôi là sinh viên ngành Kinh Tế Gia Đình của ĐH SG . Tự nấu được nhiều món ăn , tự design và may mẫu trang phục mình thiết kế , biết pha chế làm bánh kem , trang trí nhà ở …. cũng thú vị lắm nhĩ . Ít ra cũng ứng dụng được vào đời sống mà. 😀

10. Quản Lý Giáo Dục ; Khoa: Giáo Dục

Đầu tiên chị xin nói về điểm chị thích: Nói chung đến thời điểm bây giờ thì chị chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi chọn ngành này . Khi học chị cảm thấy QLGD của chị có sự đa dạng, phong phú hơn về chương trình học cũng như các hoạt động Đoàn Hội, không có khô khan như chị tưởng tượng ban đầu. Thích nhất là giảng viên rất nhiệt tình và tận tâm Anh chị khóa trên thì vui vẻ hòa đồng thôi khỏi chê luôn hihi. Chị tự hào vì là sinh viên khoa giáo dục
Khuyết điểm là thi đề mở nên học sinh chủ quan, không quan trọng việc lên lớp.

11. Quốc Tế Học; Khoa: Quan Hệ Quốc Tế

1)

Hiện mình là sinh viên năm nhất Ngành Quốc tế học khoa Quan hệ quốc tế. Lúc đầu mình muốn học là ngành Ngôn Ngữ Anh nhưng không có duyên nên mình mới chuyển sang ngành hiện giờ. Thực sự mình là khóa đầu tiên của ngành, có rất nhiều điều mới và cả những gì mà ngành mình đang xây dựng. Nhưng điều bất ngờ là cách mà thầy cô cho tiếp cận với ngành học này. Nếu ai biết cô Hằng khoa mình đó là một điều tuyệt vời. Các bạn sẽ có một tiết học Lịch sử thế giới hay Văn minh nhân loại một cách rất khác. Được dựng lên một “liveshow” với đủ cả các diễn viên, ekip, hậu trường, trang phục, đồ ăn, game … do chính tay các nhà nghiệp dư như mình và các bạn trong lớp dựng nên . Mới đầu thực sự rất ngỡ ngàng với cách học như thế. Có khổ, khó khăn thật nhưng nghĩ lại cũng vui lắm. Ngành mình quan trọng về tiếng anh nhiều nên các bạn đừng lo sẽ không được nói tiếng anh nhé. Các buổi ” liveshow” là những buổi hoạt động CLB Tiếng anh do ngành Quốc tế học tự tổ chức và đầu tư, những buổi đó chúng mình sẽ thuyết trình về một đất nước hoàn toàn bằng tiếng anh. Sẽ thú vị lắm đó. hehe. I love IR so much.

2)

QUỐC TẾ HỌC – HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH 1 CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Ngành Quốc tế học trực thuộc khoa Quan hệ quốc tế – ĐH Sài Gòn đã tuyển sinh thành công khoá đầu tiên vào năm 2015 với chất lượng đầu vào khá tốt. Đến nay tớ đã học xong năm nhất và cảm thấy rất hạnh phúc vì dòng đời đẩy đưa tớ khỏi SP Anh, Ngôn ngữ Anh mà VÀO ĐƯỢC Quốc tế học (hãnh diện :3).

Ban đầu tớ cũng rất mông lung, không biết Quốc tế học là học về cái gì, có giống chương trình đào tạo Quan hệ quốc tế ở ĐH KHXH&NV Tp.HCM không, có khác gì với Quốc tế học ở ĐH Sư phạm không, mới tuyển sinh khoá 1 liệu có hạn chế gì không, bla bla. Tớ suy nghĩ rất nhiều, tớ chỉ biết là tớ rất thích tiếng Anh, muốn học ngành nào được tiếp xúc với nó nhiều nhiều, tớ cũng thích ngoại giao nữa, nên tớ đã chọn vào Quốc tế học (nghe 2 chữ “Quốc tế” là biết tiếng Anh phải cày nhiều rồi nha :v).

Lý do khác là điểm tớ không đủ vào 2 ngành kia. Sau một hồi phân tích, tớ thấy Ngôn ngữ Anh và SP Anh thì quá nhiều bạn theo học, nhưng nó chỉ dừng lại ở vấn đề ngôn ngữ thôi, tớ tham vọng vừa có thể làm 1 công việc chuyên môn nào đó đồng thời tiếng Anh tốt nữa thì không lo không có việc làm.Phải nói là thật sự rất bất ngờ về ngành học khi được cô trưởng khoa Hoàng Thuý Hà chia sẻ về chương trình đào tạo. Cô hiện nay lên Tiến sĩ rồi, đã từng đi dạy cũng như học hỏi được rất nhiều điều về ngành học này ở các trường trong nước lẫn ngoài nước, nhận ra một số thiếu sót, hạn chế để tìm hướng khắc phục, update chương trình học để bắt kịp xu thế thời đại, hiểu những gì sinh viên cần trang bị để sau 4 năm có một đội ngũ nhân lực chất lượng đáp ứng được những yêu cầu của các nhà tuyển dụng khắt khe nhất. Các em khoá 2 khi vào học cũng sẽ được cô nói rõ hơn về ngành học này, chắc chắn sẽ giải đáp tất tần tật về lý do vì sao ngành Quốc tế học ra đời, lợi thế khi chọn Quốc tế học ở ĐH Sài Gòn, v.v… Khá nhiều nhưng tớ chỉ có thể tóm gọn thế thôi. Nói chung là Quốc tế học thực sự sẽ là một trong những ngành hot nhất trong tương lai, khá ít cơ sở đào tạo nên cơ hội việc làm cũng khá cao. Còn Ngôn ngữ Anh cũng rất hay nhưng thấy trường nào cũng tuyển, chỉ tiêu lấy cũng rất nhiều mỗi năm nên tớ cũng không hứng thú lắm chọn ngành này.Ngoài cô trưởng khoa còn có cô Nguyễn Vĩnh Hằng, từng công tác tại ĐH KHXH&NV Tp.HCM sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Ngoại giao ĐH Nottingham danh tiếng và giữ nhiều vị trí, thành tích đáng kể trong sự nghiệp. Cả 2 cô đều rất thân thiện và quan tâm đến sinh viên. Cô Hằng rất teen, nhiệt huyết & giỏi tiếng Anh lắm nhé! Vô học rồi ai muốn nâng trình tiếng Anh thì cứ tìm đến với cô, giọng cô cũng cute phết. Lát nữa tớ sẽ đưa link để các em biết mặt cô nhé! Còn thầy Nguyễn Đăng Khánh, cô Trương Thiên Hương và đặc biệt thêm 1 nhân tố trẻ nữa – thầy Nguyễn Thành Phương sẽ phụ trách môn Truyền thông đại chúng cho các bạn sau này.Sau đây là tới tiết mục review về ngành. Mới vào thì các bạn có thể sẽ được học về Nhân học ứng dụng để hiểu thêm về tâm lý con người, Cơ sở ngôn ngữ học & Kỹ năng soạn thảo văn bản để có kỹ năng hành văn tốt hơn, khéo léo hơn, chuẩn mực hơn. Thầy Khánh và cô Hương sẽ đảm nhiệm 2 môn học này. Đặc biệt với môn Lịch sử thế giới & Các nền văn minh nhân loại các bạn sẽ được học song ngữ với cô Hằng cũng như sẽ có nhiều hoạt động liên kết với môn học nên sẽ cảm thấy rất hứng thú. Môn Các nền văn minh tớ sẽ nói chi tiết hơn sau. Tóm lại, nhẹ nhàng và thoải mái là 2 tính từ tớ có thể dùng để mô tả về không khí của những buổi học với cô Hằng. Tiếp sau đó các bạn sẽ được học đến Văn hoá Đông – Tây, tuy khá khó nhưng dưới sự giảng giải của cô Hà thì khi hiểu được nó sẽ rất có lợi sau này. Đại cương Quan hệ công chúng (PR) & Nhập môn Quan hệ quốc tế các bạn sẽ được lĩnh hội ở HK2. 2 môn học nền tảng của ngành nên không được lơ là được đâu. Giảng viên dễ thì các bạn phải cố gắng phấn đấu hơn mong đợi của thầy cô chứ học tàng tàng, lười đọc tài liệu thì thầy cô cũng buồn và mất hứng lắm, hầu như thấy ai cũng có tâm cả. Ai cũng muốn truyền đạt những kinh nghiệm cho sinh viên. Các bạn muốn tốt cho mình thì phải luôn đặt câu hỏi cho giảng viên sau khi đọc tài liệu, có gì không hiểu thì phải mạnh dạn hỏi. Các thầy cô rất mong muốn được trả lời những thắc mắc từ sinh viên về môn học đó. Điểm chung ở các môn là đều có thuyết trình. Các bạn gần như được tiếp xúc với máy chiếu và đám đông thường xuyên để tăng kỹ năng public speaking (có cả tiếng Anh), kỹ năng teamwork, tư duy sáng tạo,v.v… Bạn sẽ học được rất nhiều điều hay ho và bổ ích có thể bạn không ngờ tới đấy. Có thể nói PR, Truyền thông & Quan hệ quốc tế là 3 môn chính của ngành học này. Học sâu hơn vẫn là Quan hệ quốc tế nghen! Các môn học khác đều bổ trợ cho 3 môn này và 3 môn này nếu bạn học tốt sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc với các công ty, đối tác nước ngoài với mức lương khá cao.Ngành Quốc tế học hiện tại là ngành duy nhất có thực tập 7-10 ngày ở nước ngoài vào năm cuối. Chuyến thực tế chuyên môn đầu tiên các bạn sẽ đi ngay trong năm 1 luôn nhé, địa điểm thì tớ xin giữ bí mật kẻo mất độ hot ;). Thực tập chuyên môn 2 thì có thể vào năm 3. “Quốc tế học” nên các môn đa phần có tên khá khủng (‘…thế giới’, ‘…quốc tế’), nói trước để các bạn chuẩn bị tâm lý xơi từng món! Ahaha.Khoa Quan hệ quốc tế cũng vừa thành lập CLB Tiếng Anh để các bạn có thể improve your speaking & listening skills, meet & enjoy together, join in lots of interesting activities as well.

Xem thêm:  Tổng hợp các bài toán tìm x lớp 2 hay nhất | Myphamthucuc.vn

Qua 1 năm học, tớ đã học hỏi được rất nhiều điều hay, trải nghiệm nhiều điều thú vị. Ngành này giúp tớ cải thiện nhiều về kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh, tiếng em (tiếng Việt :3), biết thêm về văn hoá các quốc gia trên thế giới. Nhấn mạnh luôn là các bạn phải tự trang bị thêm vốn tiếng Anh vì sẽ được học tiếng Anh chuyên ngành từ năm 3. Có tiếng Anh tốt không những giúp bạn có nhiều điều kiện tìm tài liệu để thuyết trình cho môn học, cập nhật những vấn đề toàn cầu mà còn là chìa khoá để cạnh tranh việc làm trong tương lai. Nếu các bạn chịu học, sẽ thấy môn nào cũng thú vị, còn nếu các bạn lười, ngại hỏi, lơ là sẽ thấy chán và sẽ bỏ lỡ những kiến thức quý giá từ thầy cô. Sẽ còn nhiều điều bất ngờ hơn nữa khi các bạn chọn vào ngành học này! Hope to see you soon!!!

3)

Ngành Quốc Tế Học của chúng ta là 1 trong 2 ngành của khoa Quan hệ quốc tế, với 1 ngành “anh em” nữa là ngành Việt Nam Học. Ngành QTH là 1 ngành tương đối mới của Trường Đại học Sài Gòn, ra đời năm 2015, tức là K18 các em là khóa thứ 4 của ngành đó ^^ Sinh viên khoa QHQT được đánh giá cao nhờ sự năng nổ, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm; nên chị mong những thành viên K18 mới toanh sẽ tiếp nối truyền thống đó nha các em.

Cách tiếp cận kiến thức ở bậc Đại học sẽ tương đối khác so với cấp 3, đa số các môn học trên lớp các em đều sẽ phải làm việc nhóm và thuyết trình, qua đó rèn giũa kĩ năng làm việc tập thể và diễn giải trước đám đông. Khi lên Đại học, các em phải chủ động hơn trong việc trau dồi kĩ năng và kiến thức, học trên lớp 1 phần thì về nhà ít nhất phải học được 2-3 phần nữa, có nghĩa là tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu, thì học phần đó của em mới thực sự có giá trị. Có những môn tiêu biểu như môn Các Nền Văn Minh Nhân Loại – 1 môn học về văn hóa, đòi hỏi các em phải chủ động mang không khí của nền văn hóa ấy lên lớp, qua việc trang trí lớp, mặc những bộ quốc phục hoặc trang phục đặc trưng, chuẩn bị những món ăn tiêu biểu của nền văn hóa đó chẳng hạn. Không như những cấp học dưới, khi điểm của học kì chỉ ảnh hưởng đến tổng kết năm học, ở bậc Đại học, với hình thức đào tạo theo tín chỉ, điểm trung bình qua các học kì sẽ trở thành điểm tích lũy để sau này xét tốt nghiệp, nên nhớ chăm chút việc học các em nhé!

Ngành Quốc Tế Học của chúng ta không thi Tiếng Anh đầu vào, đồng thời cũng không có những học phần Tiếng Anh cơ bản bắt buộc như nhiều khoa khác, mà sinh viên QTH sẽ học Tiếng Anh chuyên ngành vào năm 3 luôn (khi tốt nghiệp cần phải có điểm IELTS 5.0 nha). Vì vậy chúng ta nên tự mình trau dồi tiếng Anh để đến năm 3 đỡ bị lạc trôi vì quên kiến thức nha các em ^^ Bên cạnh đó, ở năm thứ 2, các em sẽ được học Ngoại ngữ 2 tự chọn (Tiếng Nhật hoặc Tiếng Trung) nữa đó, nhưng không yêu cầu chứng chỉ khó nhằn đâu nè.

Những giảng viên của ngành QTH đều là những thầy cô dày dặn kinh nghiệm, mỗi người mang một màu sắc khác nhau đang chờ các em khám phá ^^ Nhưng các thầy cô đều có 1 điểm chung là rất tâm huyết và thương sinh viên, nên trong quá trình học các em cứ mạnh dạn trao đổi với thầy cô nha, don’t be shy!

Trong 4 năm, QTH có đến 3 kì Thực tế chuyên môn. Ở năm đầu tiên, chúng ta sẽ được học hỏi rất nhiều qua chuyến TTCM1 ở miền Trung. Đến năm thứ 2, sinh viên QTH sẽ đi xa hơn nữa, khám phá rất nhiều địa điểm ở vùng phía Bắc Việt Nam qua chuyến TTCM2. Địa điểm tham quan và học tập trong chuyến TTCM3 của sinh viên QTH sẽ là ở Campuchia và Thái Lan.

Những định hướng công việc chính của ngành QTH là Chính trị – Ngoại giao, Tổ chức sự kiện, PR và truyền thông. Mục đích của việc đào tạo các sinh viên ngành QTH, bên cạnh lượng kiến thức trải dài trên nhiều lĩnh vực, còn là sự tự tin, khả năng làm việc nhóm và nhiều kĩ năng nghiệp vụ khác.

Trường Đại học Sài Gòn trực thuộc UBND TP.HCM dưới sự quản lý của Bộ GD&ĐT là trường công, nên mức học phí cũng ở mức rẻ so với rất nhiều trường khác. Mức học phí trung bình của mỗi học kì dao động từ 4 – 8 triệu đồng tùy theo số tín chỉ các em đăng kí cho học kì đó. 1 năm chia ra thành 2 học kì chính và 1 học kì phụ học trong hè. Ở học kì 1 của năm đầu, các thầy cô của khoa sẽ đăng kí môn học cho các em luôn, nhưng bắt đầu từ học kì 2 của năm 1 thì các em phải tự đăng kí môn học cho mình đó. Nhân tiện chị cũng xin giới thiệu một số trang FB uy tín mà các em nên theo dõi thường xuyên để cập nhật tình hình của khoa, của trường (chị sẽ cmt link ở dưới bài viết nha): “Sinh viên khoa QHQT – SGU” để theo dõi hoạt động của khoa mình; “Tuổi trẻ Đại học Sài Gòn” để cập nhật thông tin về những hoạt động của Đoàn Thanh Niên – Hội Sinh Viên trường; “Saigon Uni – SGU” để cập nhật những thông báo, lịch đăng kí môn học,…(lưu ý là đây là trang FB do các anh chị trong trường điều hành nên các em nên theo dõi để thuận tiện cho việc cập nhật thông báo và rất nhiều tiện ích khác, nhưng nếu có vấn đề riêng thì tốt nhất là các em nên đến Văn phòng Khoa để được hướng dẫn giải quyết các em nhé).

Bên cạnh học tập, việc hoạt động cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quãng đời sinh viên của các em đó. Qua việc tham gia những hoạt động và câu lạc bộ, các em sẽ được làm quen với rất nhiều bạn mới đến từ khoa mình và nhiều khoa khác, học hỏi được những điều hay, tích lũy thêm rất nhiều kinh nghiệm bổ ích. Khoa chúng ta có Câu lạc bộ Văn Nghệ, Câu lạc bộ Ngoại ngữ & Văn hóa Quốc tế (ILCC),.. Bên cạnh đó, hàng năm có những cuộc thi như Đại sứ Sinh viên, Hướng dẫn viên tài năng, Global Citizen, Ngày hội Văn hóa Dân gian do Đoàn – Hội khoa tổ chức, hứa hẹn sẽ đem đến những sân chơi để các em tự do thể hiện mình nha ^^

12. Kế Toán; Khoa: Tài Chính Kế Toán

1)

Lúc chưa thi thì bị áp lực mọi mặt
Thi rồi thì lại lo cho kết quả có ưng ý không?
Biết kết quả rồi thì lại phải chọn trường chọn ngành phù hợp với bản thân.
Có lẽ đó là tâm trạng của tất cả các sĩ tử trước và sau khi thi tốt nghiệp+ đại học.
Giờ này chắc các em 98er đã biết kết quả thi hết rồi nhỉ?
Có em sẽ hài lòng với kết quả đó nhưng có em sẽ thất vọng vì không như bản thân mong muốn. Một cuộc thi quyết định tương lai của các em. Và đã đến lúc các em phải chọn cho mình 1 ngành 1 trường để có thể giúp các em hướng tới gần hơn ước mơ của mình. Có lẽ các em sẽ chọn ngành theo nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như có đầu ra,theo ý muốn bamẹ nhưng các em à nếu như vậy các em vào trường học sẽ rất chán nản. không có gì thú vị.Cho nên các em hãy chọn theo niềm đam mê nhé.

Chị là sv trường ĐHSG – Khoa Tài Chính Kế Toán, ngành Kế Toán. Có lẽ ít ai sẽ chọn ngành này. Nếu có chọn có lẽ là có đầu ra rồi. Chị được học ngành này vì rớt 2 ngành trước. Thật ra mới học chị cảm thấy chán, không một chút thú vị, toàn là số và tính toán. Nửa năm đầu chị học cho có,không có đam mê. Nhưng sau đó chị nhận ra ngành này rất thú vị: giúp các em hiểu được thị trường kinh tế,luyện sự cẩn thẩn tỉ mỉ, siêng năng, tính toán chi tiêu hợp lí , với ngành kế toán có lẽ dễ xin việc hơn những ngành khác,lương không cao nhưng sau này các em có kinh nghiệm rồi lương sẽ ổn định dần. Đặc biệt đội ngũ giảng viên thì nhiệt tình,giảng dạy dễ hiểu,miinh họa rõ ràng nền kinh tế hiện tại giúp các em hiểu sau hơn,cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi.Đặc biệt bên Đoàn khoa sẽ thường xuyên có các hoạt động bổ ích giúp các em năng động sáng tạo cho cả việc học và chơi. Một môi trường đại học tốt sẽ giúp các em trưởng thành hơn. Chúc các 98er sẽ thành công. Và đạt được ước mơ của các em nhé

13. Luật; Khoa: Luật

1)

Chào mọi người!

Mình là sinh viên chuẩn vị lên năm hai, năm vừa rồi do nhiều biến cố nên lọt vô trường chứ lúc đầu cũng không có chủ ý muốn học trường mình. Tên trường mình ngộ ngộ, vì nó mà mình k biết bao nhiêu lần bị méo mặt.

Cô bác hỏi: “ con học trường gì?”

“ Dạ, đại học Sài Gòn.” .

“ biết Sài Gòn rồi nhưng trường gì mới được”

Đấy lần nào hỏi cũng bị nhầm tên trường thành tên địa phương, mình phải giải thích mãi mọi người mới hiểu.

Giới thiệu sơ qua về ngành của mình, ngành luật. Nhìn chung thì ổn, về cách giảng dạy, về cơ sở vật chất, về môi trường học gọi là ổn. Giảng viên dạy có lúc hơi buồn ngủ vì giáo trình quá nhiều lại thêm toàn chữ ( phần lớn các trường đào tạo luật đều vậy). Có điều hay là khi học được liên hệ thực tế vấn đề xã hội rất nhiều, bài giảng luôn được đổi mới vì phụ thuộc vào pháp luật hiện hành. Học luật ứng dụng thực tế rất nhiều, có thể bảo vệ mình, gia đình. cho dù sau này ra trường không làm công việc liên quan đến luật nhưng nó vần giúp ích cho bản thân, hiểu biết về luật là điều cần thiết, không sợ uổng phí công ăn học.

Tuy nhiên có 1 điểm mà các em 98 cần lưu ý khi làm sv K16 SGU ngành Luật là:

_ Thứ nhất: thầy trưởng khoa và một số giảng viên hơi khó tính về chuyện tác phong, trang phục, tóc tai ( không được nhuộm màu quá sáng, không mặc quần rách, quần xé, không mặc áo xát nách, áo dài không cách tân,….)

_ Thứ hai: Khoa làm việc hơi trầm hơn so với khoa khác.

Nhưng mà: Điểm cộng lớn nhất, các 98 khi vào trường, vào khoa sẽ được sự quan tâm giúp đỡ từ các a.c đi trước, các a.c sẽ yêu thương và quan tâm đến các em. Túm lại thì trường sẽ là lựa chọn tốt cho các bạn muốn học luật nhưng không đủ khả năng để vào đại học luật TP.HCM.

2)

[REVIEW NGÀNH/KHOA LUẬT CHO CÁC BẠN “SẮP LÀ LÍNH MỚI”]

Nếu các bạn đang băn khoăn không biết có nên học Luật hay không thì mình “review” sơ qua về ngành của tụi mình. Một khi nhắc về ngành của tụi mình, các bạn thường nghe “Nhỏ đó/ thằng đó học Luật, chắc cãi dữ lắm” hay “học Luật thì học bài nhiều lắm, mình không phải tuýp người siêng học bài nên không học Luật được” hoặc “mấy đứa học Luật phải nhớ dai lắm”. Tất cả đều sai hết nha. Không phủ nhận có trí nhớ tốt là ưu thế khi học Luật, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Vì khi đi thi, bạn được phép mang Luật vào mà.

Bạn cũng đâu cần phải đọc vanh vách khoản này, điều này như thế nào, mà chỉ cần nắm được ý tứ, tinh thần của nó và áp dụng trong trường hợp nào là được. Người ta hỏi bạn “không đội mũ bảo hiểm thì bị phạt bao nhiêu?” chứ chẳng ai kêu bạn đoc “Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP” cả. Do đặc thù của từng ngành học , ví dụ như nhắc đến SP thì người ta nghĩ ngay đến những cô giáo/thầy giáo tương lai, chững chạc và chín chắn; nhắc đến CNTT thì người ta lại kêu “mấy đứa hay cài máy tính”; tương tự nhắc đến Luật thì là “những con người giỏi cãi”. Chứ thật ra sinh viên Luật hiền lắm, cũng chẳng buồn đi cãi vã hay gây sự với ai đâu, chỉ vì họ buộc phải biết cách phản biện, phải biết tranh luận, phải tập cách xoay vấn đề vòng vòng… nên trong mắt nhiều người họ là những người “nói nhiều, giỏi cãi”. Học Luật xong thì ra làm gì? Học Luật xong, các bạn có rất nhiều ngã rẽ để đi. Ví dụ như làm trong các cơ quan Hành chính Nhà nước, trong các công ty, làm ở Tòa án hay Viện Kiểm Sát, hoặc chọn cách học lên ThS, TS và giảng dạy ở các trường có chuyên ngành Luật v.v.. chứ không phải học Luật chỉ có thể làm duy mỗi Luật Sư. Mỗi người chọn học Luật vì nhiều lẽ khác nhau, nhưng nếu bạn chọn Luật vì nghĩ sẽ được này đây mai đó, “đâu có yêu quái, nơi đó có ta” như anh Hyun Woo trong Chuyện tình Harvard, thì không có dễ đâu nha vì đa số công việc sẽ giải quyết trên giấy tờ. Còn nếu bạn muốn trở thành Luật sư tranh tụng, để được oai phong, mặc áo choàng, đội tóc trắng, đứng bật dậy giữa tòa mà nói “tôi xin phác ý kiến bên nguyên” như trong phim bộ thì cũng không có đâu nha, vì pháp luật nước ta chưa cho phép Luật Sư đứng lên khi bên kia đang trình bày. Nói túm lại, nếu thích học Luật vì xem mấy bộ phim thì mình nghĩ các bạn nên suy nghĩ lại. Còn nhiều điều để chia sẽ với các bạn lắm, nhưng đây chỉ là “review” nên khi nào các bạn vào khoa tụi mình thì sẽ được chia sẽ trọn bộ HD.

Xem thêm:  Dàn ý cảm nhận về khổ 2 bài Nói với con chi tiết | Myphamthucuc.vn

Tiếp đến là “review” về khoa mình_Khoa Luật Trường Đại học Sài Gòn. Khoa mình tính đến nay là được 7 tuổi, cái tuổi không nhỏ cũng không già. Khoa mình đào tạo ba chuyên ngành là: Luật Hành Chính, Luật Kinh Doanh, Luật Thương Mại Quốc Tế (khi các bạn học lên năm 3 sẽ được phân chuyên ngành). Văn phòng khoa nằm ở HB.302, page của khoa là: Đoàn-Hội Khoa Luật Trường Đại Học Sài Gòn_nơi các bạn được cung cấp những thông tin thời sự, các văn bản pháp luật mới nhất cũng như được các anh/chị tư vấn những thắc mắc về khoa, về ngành học, hoặc là những vấn đề pháp lý (áp dụng với tất cả m.n chứ không riêng mỗi SV của Khoa). Còn vấn đề chi tiết các bạn có thể vào sgu.edu.vn mục Khoa-Bộ môn chọn Khoa Luật để xem thêm. Đồng phục khóa mình là áo dài xanh (bóng) màu xanh nước biển (đối với nữ) và áo sơ mi trắng, quần đen, thắc caravat đen (đối với nam). Đến k16 có thay đổi gì không thì mình không biết. Ở một phương diện nào đó, khoa mình nói chung là tốt. GV nhiệt tình, có chuyên môn cao. Sinh viên hòa đồng, dễ mến, thân thiện, vui tính. Luôn lịch sự và nhã nhặn đối với khoa khác cũng như SV trường khác.

Ưa điểm: Chưa đánh ai bao giờ.

Hạn chế : nam càng ngày càng ít, đặc biệt là khóa 15 vừa rồi ít nam quá TT.TT, mong chờ mấy bạn khóa 16 đó. Vì chỉ “review” nên dừng lại ở đây, vào đi rồi biết :v

Chú ý nhỏ: Khoa Luật của tụi mình không phải cơ sở đào tạo Luật hàng đầu của khu vực. Vì vậy, bạn nào đang phân vân không biết nên nộp vào khoa Luật trường mình cho an toàn hay chọn phương án liều (nộp vào những trường như ĐH Luật, ĐH Kinh tế- Luật,…hoặc trường khác, ngành khác mà các bạn mong muốn, nhưng sợ không đủ điểm) thì mình nghĩ các bạn nên “chơi liều”. Không phải mình chê khoa mình hay không muốn khoa mình tăng tính “cạnh tranh” đâu. Mà thực tế nó là như vậy, các bạn chọn phương án an toàn, để sau này thấy tiếc, rồi chọn cách ôn thi lại để được vào trường mà mấy bạn mong muốn. Làm như vậy, vừa mất thời gian của các bạn, vừa vô tình cướp đi cơ hội cũng như ước mơ của những bạn khác_những người thật sự đam mê với Luật và mong muốn được vào khoa Luật trường mình. Chúc các bạn thành công! Nguồn: Đoàn-Hội Khoa Luật Trường Đại học Sài Gòn”

14. Sư phạm Lý ; Khoa: SP KHTN

1)

Mình là một sinh viên ngành SP Lý ^^. Lớp mình khá đặc biệt, chắc bạn sẽ nghĩ là đa số sẽ là nam, nhưng thực ra đa số là nữ (vì lớp mình nữ hơi nhiều J)… Giảng viên bên khoa mình rất nhiệt tình và rất tâm lý. Giáo trình thì thì bạn có thể liên hệ với các anh chị khóa trên…mấy anh chị rất dễ thương 😉 hoặc bạn có thể mượn ở thư viện và đi photo, hoặc ra tiệm photo mua…Về học tập, bạn cứ chăm chỉ, siêng năng đọc bài trước khi đến lớp là okie rôì bạn nhé. Về Đoàn – Hội: vừa rồi Đoàn Khoa mình được xếp loại xuất sắc J … Đoàn Khoa cũng tổ chức nhiều hoạt động cực kì bổ ích và thiết thực cho sinh viên tham gia như: tập huấn kĩ năng lái xe an toàn, kĩ năng quản lí thời gian, văn nghệ,… À có một điều rất đặc biệt, rất hấp dẫn nhé: khi bạn là sinh viên năm 3, bạn sẽ được Thầy Cô tổ chức đi thực tế Lò hạt nhân Đà Lạt nhé!

Welcome to Physics <3 ^^

15. Sư phạm Hóa học – Khoa SP Khoa học Tự nhiên

1) Chào các bạn, mình là sinh viên năm 4 ngành Hóa. Chỉ còn 1 năm học nữa là mình ra trường rồi (nếu kịp tiến độ :v). Mình giờ rất rảnh nên có ngồi gõ mấy dòng chia sẻ này mong mấy bạn đọc cho vui và biết thêm thông tin nhé!

Mình là một trong những đứa sinh viên được trường “lụm” lại sau đợt tuyển sinh năm 2013, lúc đó mình vui bá cháy bọ chét luôn :v Lủi thủi một mình lên cái thành phố này. Ngày đầu đi làm hồ sơ, gặp cái cô kia rất là dễ thương, nói chuyện rất vui và tế nhị 😀 Hỏi một số cái làm mình tự tin hơn :v Mình nhớ không nhầm là cô làm ở PĐT thì phải. Đó là ấn tượng lần đầu của trường trong tâm trí của mình. Đôi khi có nhiều bạn nói về thái độ của cô nào đó trên PĐT không tốt. Nhưng chẳng biết sao, lúc nào mình lên PĐT có việc, thì các cô rất nhỏ nhẹ và tế nhị với mình 😀 Đặc biết là thầy phó PĐT á. Thầy rất ư là dễ thương luôn. Hihi. Bên cạnh đó, các thầy cô trên phòng CTHSSV cũng khá là vui vẻ và nhiệt tình 🙂 Lúc nào lên các thầy cô cũng hướng dẫn chu đáo, tận tình.

Không những thế, chất lượng đào tạo ngành SP Hóa phải khẳng định là rất tốt. Đặc biệt là về Lý luận và phương pháp Hóa học dạy học cũng Thực hành Sư phạm do hai giảng viên Ths. Vũ Hoài Nam và Ths. Ngô Huyền Trân giảng dạy. Qua các học phần này các bạn sẻ biết cách soạn một bài giáo án cho hay cho hấp dẫn thu hút học sinh học bộ môn, hướng dẫn các kĩ năng đứng lớp và xử lý tình huống Sư phạm. Ngoài ra, các học phần như Hóa Vô Cơ do thầy PGS-TS. Võ Quang Mai, cô Ths. Phạm Thị Thanh Hương; Hóa Hữu Cơ do cô TS. Nguyễn Thị Lan Hương, thầy NCS. Nguyễn Hữu Duy Khang, Hóa Đại Cương, Hóa Lý do Thầy TS. Đặng Xuân Dự, cô Ths. Phạm Thị Giang Anh giảng dạy và nhiều học phần chuyên ngành cũng như học phần chung khác giúp cho sinh viên giỏi tri thức, vững kĩ năng, thành công trong mọi việc.

Hai năm một lần, trường Đại học Sài Gòn tham dự Hội thi Olympic Hóa học của sinh viên toàn quốc đã được các trường đại học, cao đẳng trong cả nước luân phiên tổ chức định kỳ, thu hút sự quan tâm của rất nhiều sinh viên chuyên lẫn không chuyên ngành Hóa. Trường Đại học Sài Gòn tham gia Hội thi với 8 thành viên ngành Hóa – khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, gồm 6 sinh viên (SV) trong đó có 1 SV dự bị. TS. Nguyễn Hữu Trí làm Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn là TS. Đặng Xuân Dự. Đoàn dự thi bảng A (dành cho sinh viên Khoa Hóa các Trường ĐH KHTN, ĐH Quốc gia và các Trường ĐH Sư phạm, Khoa Sư phạm …). Kết thúc Hội thi, đoàn đã đạt được 5 giải Ba/5 SV dự thi, gồm:

1.Đinh Thị Thanh Thúy MSSV: 3113030024
2. Nguyễn Thị Thu Hồng MSSV: 3112030007
3. Vũ Thị Thu Thảo MSSV: 3113030023
4. Trần Tấn Phước MSSV: 3112030023
5. Nguyễn Xuân Trạng MSSV: 3113030027

Đây là lần thứ ba ngành Hóa – Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Sài Gòn đưa sinh viên tham gia sân chơi Olympic Hóa học toàn quốc và đạt được những thành công đáng khích lệ, thành tích của kỳ sau luôn cao hơn kỳ trước. Sinh viên ngành Hóa – Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Sài Gòn đã thể hiện năng lực, trình độ học tập cũng như nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả như những sinh viên ưu tú đến từ các trường đại học lớn khác trong cả nước. Điều đó đã góp phần khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo không ngừng phát triển của Trường Đại học Sài Gòn. Ngoài hoạt động chính là Hội thi, đoàn sinh viên ngành Hóa – Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Sài Gòn còn tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ do Ban Tổ chức Hội thi tổ chức. Đoàn còn tham quan các di tích văn hóa – lịch sử nổi tiếng của thủ đô như: Lăng Bác, Văn miếu – Quốc tử giám, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội… Hội thi đã để lại những kỷ niệm và ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi thành viên tham dự.

16. Ngành Giáo dục Mầm non – Khoa Giáo dục Mầm non

Trường mình khá nổi tiếng và GDMN và GDTH nên e có thể yên tâm về chất lượng giáo dục nhé. Chỉ có điều 2 ngành này bị cô lập ở cs2, mà ở đây cơ sở vật chất hơi tệ :)) ) Tuy nhiên, vẫn có máy chiếu, phòng giáo cụ GDMN cũng có đầy đủ dụng cụ để các e dùng.
Giờ nói về ngành nhé, giáo viên ngành mình cực kì có tâm, dạy liên hệ thực tế nhiều, các e sẽ được đi kiến tập ở trường mầm non ngay từ năm nhất. Về môi trường, trường toàn nữ nên cực kì thoải mái :3 Khắp hành lang các chị em đều ngồi tự làm giáo cụ, soạn giáo án.. (hoặc ăn ngủ :)) ) Đến đợt nào phong trào nhiều là sân trường toàn tập múa, hát (khoa mình hay về nhất, nhì về khoản này)
Tóm lại, nếu e thật sự YÊU NGHỀ, YÊU TRẺ thì đừng chần chừ mà hãy đến với khoa GDMN của ĐHSG nhé <3

17. Ngành Sư Phạm Anh – Khoa Ngoại ngữ

1)

+Là một ngành học đầy triển vọng, dễ có việc làm thêm đúng chuyên ngành, cơ hội nghề nghiệp lớn.

+Giáo trình: giáo trình chuyên ngành ‘cổ điển’ quá (hơi thiếu cập nhật ấy, giáo trình từ cả chục năm trước rồi J) do đó đòi hỏi sinh viên phải tự tìm tòi thêm trên Internet hay qua việc làm thêm (gia sư, trợ giảng, dạy giao tiếp cho các trung tâm,…).

+Giảng viên: Phải nhấn mạnh rằng các thầy cô giảng viên chuyên ngành vô cùng nhiệt tình, các thầy cô dễ mến lắm luôn. Hoạt động thực hành giảng dạy mẫu của thầy cô (đặc biệt là cô Dung – mình chưa học cô khác nên không biết) mang tính ứng dụng rất cao. Các bạn nên chú trọng vào các môn dạy về kỹ năng sư phạm, chú ý học hỏi kinh nghiệm của thầy cô, điều này hoàn toàn bù đắp cho giáo trình cũ kỹ.

+Văn phòng khoa: nhiệt tình, clb Tiếng Anh của Khoa ngày càng đa dạng, hấp dẫn. +Hoạt động ngoại khóa

+ chương trình trao đổi: các chương trình trao đổi của Trường nói chung và Khoa nói riêng không mạnh, ít các hoạt động giao lưu, trao đổi với sinh viên quốc tế; nhưng dựa trên lợi thế ngành học, sinh viên ngành SP Tiếng Anh vẫn có thể tự tìm kiếm các chương trình tình nguyện, trao đổi trên website Thành Đoàn/ ybox,…

18. Khoa Nghệ thuật

Chào ad và mọi người ạ.
Em cũng chỉ mới học ở trường mình được 1 năm thôi, nhưng theo lời kêu gọi của ad thì em cũng xin mạn phép làm cái rì—viu chút về khoa ạ.
Khoa Nghệ thuật chắc cũng ít được mọi người biết tới, vì được đặt ở một nơi không thể nào hẻo lánh hơn trong trường. 😀 hì Nói vậy thôi chứ căn cứ địa của khoa Nghệ thuật cũng hoành tráng lắm, mỗi phòng đều có 1 cây piano cơ. Những phòng ở khu nghệ thuật chủ yếu được sử dụng để học các môn thanh nhạc, kí xướng âm, kĩ thuật hát hợp xướng,… ngoài ra còn một số môn như phương pháp dạy học âm nhạc, hòa thanh, sáng tác,…. Khoa nghệ thuật còn có 4 phòng nhạc cụ ở dãy A nữa, 4 phòng này có rất nhiều đàn organ để các bạn sinh viên học và tập luyện nha.
Về thầy cô trong khoa: các thầy cô của khoa đều rất rất rất giỏi, và rất tận tâm. Chỉ có điều các thầy cô khá bận, dạy ở nhạc viện, ở khoa mình, và một số trường khác nữa, nên thỉnh thoảng vẫn được nghỉ và phải tự tập luyện. Một số thầy cô tiêu biểu là thầy (nhạc sĩ) Đức Trí, thầy (nhạc sĩ) Nguyễn Đức Linh (thầy là tác giả bài Rock Đại học Sài Gòn mà các bạn trường mình hay hát), và năm vừa rồi khoa cũng rất hân hạnh được đón tiếp cô PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm là PGĐ Nhạc viện TPHCM về giảng dạy tại khoa, ngoài ra còn rất nhiều thầy cô là đạo diễn, ca sĩ tại nhà hát giao hưởng thành phố,…. Nói thật lòng là các bạn cứ yên tâm về chất lượng giảng dạy của khoa. Và như lời nhận xét của nhiều giảng viên trong và ngoài trường, thì khoa Nghệ thuật trường mình chỉ xếp sau nhạc viện thôi. :))
Hm….gì nữa đây nhỉ…
À một lời khuyên cho các bạn có ý định thi vào khoa là cố gắng học nhạc cụ tốt vào nhé, vì vào học đa phần là tự bơi thôi. :)) nên chăm học một chút, điểm thi môn chuyên ngành thường sẽ không thấp, nhưng điểm tuyệt đối thì hầu như không có bao giờ nhé, 9đ cũng gần là siêu nhân rồi, và dĩ nhiên, môn chuyên ngành vẫn có thể rớt như thường đấy nhé! Nói vậy thôi chứ học ở khoa Nghệ thuật vui lắm, đàn hát suốt ngày, à, sinh viên của khoa cũng thường xuyên được đi diễn các chương trình lớn của UBNDTP nên cơ hội lên tivi rất là nhiều và tiền cũng bay về với ta không ít hí hí
Điều cuối cùng em muốn nói là: cũng như bao khoa khác, khoa Nghệ thuật cũng có người này người nọ, mong mọi người nhân từ một chút khi đánh giá về các bạn khoa Nghệ thuật, nếu có cá nhân làm gì chưa tốt, xin đừng xem là cả khoa Nghệ thuật đều như thế. Thật tình là bọn em thà bị nói là đứa con khuyết tật của khoa chứ không muốn để cả khoa bị đánh giá đâu ạ.
Yup, cảm ơn ad đã đăng và cảm ơn mọi người đã đọc. Chúc các anh, chị, bạn, em sắp thi vào khoa Nghệ thuật sẽ biểu hiện tốt trong kì thi năng khiếu sắp tới nhé!

Nguồn fanpage: Saigon Uni – SGU

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập