Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng (dàn ý + 6 mẫu) (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn lập dàn ý Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Dàn ý Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng

1. Mở bài

– Đề cập những nét chính về tác giả Xuân Quỳnh.

– Giới thiệu bài thơ Sóng, tóm tắt nội dung ý nghĩa của tác phẩm.

– Dẫn dắt vấn đề trong bài viết về khổ 3 4 bài Sóng.

2. Thân bài

– Hình tượng sóng cùng những trăn trở của em.

– Những băn khoăn và suy tư của nữ sĩ trước biển lớn.

– Những nỗi nhớ nhung đáng yêu trong tình yêu của em.

3. Kết bài

– Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ cũng như khổ 3 4

– Thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của bản thân khi tìm hiểu khổ 3 4.

Những xúc cảm đa sắc trong tình yêu đã được Xuân Quỳnh diễn tả thăng hoa trong tác phẩm Sóng nói chung cũng như khổ 3 4 nói riêng. Thơ Xuân Quỳnh mang dư vị nhẹ nhàng, sâu lắng mà cũng không kém phần sôi nổi và đầy mãnh liệt… 

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Bài mẫu 1

     Tình yêu vốn là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn đối với mỗi nhà thơ, nhà văn. Với một trái tim nhạy cảm và khát khao yêu thương, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng để viết nên một trong những thi phẩm hay và đặc sắc nhất trong sự nghiệp viết thơ của bà: “Sóng”. Đứng trước muôn trùng biển lớn, nữ sĩ đã bộc lộ niềm trăn trở, băn khoăn về cội nguồn của tình yêu đôi lứa:

“Trước môn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên

Sóng bắt đầu từ gió

Gó bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

     Những câu thơ thốt ra khi sóng đã hoàn thành nhiệm vụ vươn ra biển lớn. “Giữa muôn trùng sóng bể” – con sóng ấy đã phá vỡ được giới hạn của mình để đi tới đích tìm kiếm tình yêu chân chính. Đứng trước một nơi mênh mông như biển cả, “em” có cơ hội được nhìn nhận về anh, về chính mình và về tình yêu:

“Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”

     Đáng lẽ, cuộc hành trình vươn ra biển lớn phải là của sóng nhưng ở đây, tác giả đã đồng nhất hình tượng sóng và em, để ngầm nói rằng thật ra đây cũng chính là hành trình em đi tìm cội nguồn của tình yêu lứa đôi thuần khiết. Điệp ngữ “Em nghĩ về” kết hợp với điệp cấu trúc câu thể hiện niềm khát khao tìm kiếm thật sự, ước ao cháy bỏng được lí giải cặn kẽ nơi khởi sinh của tình yêu. “Từ nơi nào sóng lên?” – câu hỏi như nói hộ nỗi tâm tư của bao chàng trai cô gái xưa nay. Ai cũng mong muốn có được câu trả lời: tình yêu ở đâu mà có, tình yêu từ đâu mà sinh ra? Nhưng tuyệt nhiên chưa ai có thể lí giải được. Cho nên không khó hiểu nếu như người con gái ấy còn trăn trở, băn khoăn nhiều đến như thế này:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?”

     Càng yêu nhiều bao nhiêu người ta lại càng khao khát muốn thấu hiểu bấy nhiêu. Vì yêu mà con sóng ấy đã phải đi muôn trùng vạn dặm để tìm ra cội nguồn, cũng như vì yêu anh mà em đã trăn trở, băn khoăn nhiều lắm để tìm kiếm nơi khởi nguồn của tình yêu chân chính. Thế nhưng tình cảm vốn dĩ đã là một thế giới đầy bí ẩn, không ai có thể lí giải nổi và chính nữ sĩ cũng đã phải lắc đầu “Em cũng không biết nữa”. Sóng hay gió bắt nguồn từ nơi nào chẳng ai biết, cũng như tình yêu sinh ra vốn dĩ không có điểm đầu và điểm cuối, không có giới hạn và không dễ gì tìm kiếm câu trả lời. Vì vậy mà người con gái ấy dù khát khao, dù mãnh liệt thế nào cũng phải lắc đầu vì không thể lí giải nổi. Tình yêu được đặt cạnh biển cả, phải chăng nữ sĩ đã ngầm khẳng định tình cảm ấy bao la như biển cả và dạt dào như những con sóng cuộc xô? Trân trọng tình cảm đó cho nên người con gái cũng hoàn toàn bất lực trong nỗ lực tìm kiếm nơi khởi sinh của tình cảm. Tình yêu cũng rộng dài và bí ẩn như chính thế giới tự nhiên vậy, ta yêu lúc nào mà ta cũng chẳng hay biết, chỉ biết rằng có một thứ tình cảm giản dị mà tự nhiên đến, khiến lòng ta chợt chơi vơi:

“Có ai cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

                          (Xuân Diệu)

     Tình yêu vốn là đề tài quen thuộc trong thơ ca nhưng Xuân Quỳnh đã dùng ngòi bút của mình để viết nên một bài thơ đầy tính nữ. Hành trình tìm kiếm tình yêu của người con gái tuy gian nan là thế nhưng cho thấy khát khao yêu thương, khát khao thấu hiểu mãnh liệt để tìm được cho mình một tình yêu chân chính. Có lẽ hiếm có tình cảm nào khiến con người bỗng trở nên táo bạo như vậy, cũng bởi vì yêu mà trở nên mạnh mẽ. Xuân Quỳnh – một trái tim luôn đong đầy những yêu thương đã thổi hồn vào những trang thơ như thế, để rồi bài thơ cứ lắng mãi vào lòng người đọc với xúc cảm thật ngọt ngào.

     Ra đời trong hoàn cảnh khói bom những năm 1967, “Sóng” đã vượt thoát ra khỏi dòng thơ cách mạng vốn rất phổ biến lúc bấy giờ để mang đến cho người đọc cảm xúc thơ mới mẻ. Nó xứng đáng trở thành một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỉ XX.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Bài mẫu 2

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng (dàn ý + 6 mẫu) (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Cuộc đời là đóa hoa, tình yêu là mật ngọt”, đại văn hào V.Hugo đã từng phải thốt lên như vậy. Tình yêu là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho loài người. Đó cũng là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các văn nghệ sĩ. Nói đến thơ tình Việt Nam hiện đại, người đọc không thể không nhắc đến nữ hoàng tình yêu Xuân Quỳnh – người đã đem đến cho làng thơ Việt Nam một tình yêu nồng nhiệt, táo bạo mà thiết tha, dịu dàng, hồn nhiên, giàu tự cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư. “Sóng” là một trong áng tình ca hay nhất của Xuân Quỳnh. Đứng trước biển lớn , Xuân Quỳnh đã bộc lộ rõ nỗi trăn trở, băn khoăn của mình về cội nguồn cua tình yêu”

Trước môn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên

 

Sóng bắt đầu từ gió

Gó bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

     Dòng thơ “Trước muôn trùng sóng bể” cho thấy sóng đã ra tới bể, đã hoàn thành cuộc hành trình kì công. Đối diện trước biển lớn là đối diện trước cõi vô tận, vô cùng của một môi trường sống mới khác hẳn dòng sông nhỏ hẹp khi xưa nên niềm khát khao cũng nảy sinh một cách tự nhiên và tất yếu. Lẽ thường ở khổ thơ này, nhà thơ phải viết “sóng nghĩ về’ nhưng nhà thơ lại viết “em nghĩ về” nhằm tạo nên sự đồng nhất giữa sóng và em. Hành trình của sóng cũng là hành trình của em. Trong điệp khúc Em nghĩ về anh, em – Em nghĩ về biển lớn” ẩn giấu niềm khát khao của một phụ nữ về tình yêu, về bản thân, về môi trường sống mới.

Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về lời cảm ơn | Myphamthucuc.vn

Từ nơi nào sóng lên

     Đó là câu hỏi từng khiến bao lứa đôi băn khoăn và cũng chẳng ai có thể trả lời được một các rõ ràng, rành mạch được. Càng say mê bao nhiêu, càng thấy tình yêu huyền bí bất nhiêu. Người ta thường thiêng liêng hóa tình yêu của kiếp này biết đâu lại là sự hẹn hò của kiếp sau. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng không ngoại lệ, cũng băn khoăn, thắc mắc, chăn chở đi tìm lời giải đáp. Nhưng cuối cùng Xuân Quỳnh cũng phải thú nhận bằng cái gật đầu dễ thương:

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

     Điều thú vị là ẩn sau cái lắc đầu dễ thương rất con gái ấy, người đọc, khám phá ra những định nghĩa mơ hồ mà thú vị, tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Trước muôn trùng sóng bể, trước biển lớn, tại sao nữ sĩ lại nghĩ bề anh, em; tức là tình yêu của đôi mình? Có phải chăng tình yêu đôi ta cũng mênh mông, thăm thẳm như biển lớn, đại dương. Sóng, biển ,gió trời từ nơi nào mà có? “Em cũng không biết nữa” và tình yêu cũng vậy. Nào có ai biết điểm đầu, điểm cuối, nào ai biết nơi khởi phát và điểm kết thức của tình yêu. Tình yêu muôn đời vẫn khó hiểu như chính thế giới tự nhiên vậy. Tình yêu đến và đi có khi chỉ như một cơn gió thoảng như để lại rung động ngọt ngào trong trái tim để rồi thao thức nhớ, khe khẽ yêu.

 

     “Tình yêu luôn có quy luật riêng mà lí trí thì không thể nào hiểu nổi”. Tình yêu đôi lứa mêng mang như đại dương, tự nhiên và bí ẩn. Đó là những chân lí xưa cũ mà ai cũng biết. Đóng góp của Xuân Quỳnh là tạo ra tiếng nói rât riêng đằm thắm nét duyên con gái về những điều xưa cũ ấy. Không nghiêng về tư duy logic như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, nữ sĩ Xuân Quỳnh nói bằng tiếng nói của cảm xuac trái tim. Không cắt nghĩa rõ ràng cụ thể, Xuân Quỳnh chỉ khơi gợi để người đọc tự chiêm nghiệm suy ngẫm. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫ của Xuân Quỳnh.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Bài mẫu 3

     Thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ rất đỗi trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Đặc điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: Vừa khát khao một tình yêu lí tưởng, vừa hướng tới hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một hồn thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.

     Hình tượng “sóng”

– Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng ‘Sóng’, bao trùm cả bài thơ là hình tượng: Sóng

+ Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.

+ “Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.

→ Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

– Hình tượng sóng đã gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo dựng nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”).

→ Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực. 

     Khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi khổ thơ sóng lại hiện ra một ý nghĩa khác.

     Khổ 1: Mở đầu bài thơ, sóng hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nét đẹp nữ tính

“Dữ dội và dịu êm”… “Sóng tìm ra tận bể”.

– Xuân Quỳnh đã thấy sóng manh trong mình khí chất của người phụ nữ. Khổ thơ thứ nhất là tiếng nói đầu kiêu hãnh về giới mình của người phụ nữ này. Trong khí chất của sóng có sự hài hoà của các đối cực: vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất.

– Mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt: khi “sóng không hiểu nổi mình”, thì “sóng tìm ra tận bể”→Sóng từ bỏ chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.

     Khổ 2: Biển chính là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với những sự bất diệt có thực của biển, Xuân Quỳnh liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển ngàn đời vẫn cồn cào, xáo động, cũng như tình yêu muôn đời vẫn bồi hồi vỗ sóng “trong ngực trẻ:

“Ôi con sóng… ngực trẻ” (khổ 2)

     Khổ 3 + 4: Đến khổ ba của bài thơ, sóng lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu. Đứng trước biển, người phụ nữ muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để tìm lời đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình.

“Sóng bắt đầu… ta yêu nhau” (Khổ 3)

 

→ Mọi nỗ lực để cắt nghĩa về tình yêu của Xuân Quỳnh cuối cùng trở nên bất lực. Nhà thơ “thú nhận” thành thực, hồn nhiên mà không kém ý nhị, sâu sắc: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”.

     Khẳng định hình tượng sóng đã làm cho bài thơ thành công

– Tình yêu luôn luôn quan trọng với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu. Và tình yêu của tuổi trẻ là tình yêu mãnh liệt và cảm xúc trong sáng nhất.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Bài mẫu 4

     “Sóng” là bài thơ tình tuyệt bút của Xuân Quỳnh (1942-1988). Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn thiên trường gồm có 38 câu thơ. Qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung.

    Bốn khổ thơ dưới đây trích trong phần đẩu bài thơ. Hình tượng “sóng” trong sự liên hệ đối sánh với nhân vật trữ tình “em” đã đem đến cho tâm hồn ta bao gợi cảm phong phú bất ngờ:

“Ôi con sóng ngày xưa

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

    Sóng là hiện tượng muôn đời của đại dương bao la. Còn vũ trụ, đất trời thì còn có đại dương; đại dương còn thì còn “muôn trùng sóng bể”. Sóng là sức sống vĩnh hằng, kì diệu của biển, trường tồn trong dòng chảy thời gian: “Ôi con sóng ngày xưa – Và ngày sau vẫn thế Từ “ôi” cảm thán cất lên đầy xúc động ngây ngất của một nỗi niềm. Sóng của biển cũng như tình yêu là chuyện muồn đời của lứa đỏi, là “khát vọng” của trai gái xưa nay. Sóng reo, sóng vỗ trên biển cả mênh mông cũng như “con sóng” tình yêu biến hóa vô cùng, lúc thì “dữ dội và dịu êm”, lúc thì “ồn ào và lặng lẽ” làm cho trái tim tuổi trẻ rung động, xao xuyến, “bồi hồi”:

Xem thêm:  Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô-ma | Myphamthucuc.vn

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”.

    Hình tượng “sóng” trong những vần thơ ngọt ngào thiết tha đầy gợi cảm mang tính nhân vãn. “Trước muôn trùng sóng bể” của đại dương mênh mông, lớp lớp sóng Hên hồi, vô tận, thiếu nữ “bồi hồi” nghĩ về quy luật của sự sống, về sự trường tổn của đại dương, về nguyên nhân kì diệu nào mà có “sóng lên”. Rồi thiếu nữ bâng khuâng nghĩ về mối nhân duyên của mình, về tình yêu của “em” và “anh”. Điệp ngữ: “Em nghĩ về … Em nghĩ về … kết hợp với câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” đã làm cho giọng thơ nồng nàn, say đắm,cảm xúc bâng khuâng triền miên dào dạt dâng lên. Hình tượng “sóng” và sự liên tưởng phong phú được diễn tả một cách thi vị:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên”.

    Hỏi sóng rồi hỏi gió: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Rồi thiếu nữ lại tự hỏi trái tim mình, tự hỏi lòng mình: “Khi nào ta yêu nhau”. Đó là tâm trạng của “em”, của bất cứ chàng trai cô gái nào trong tình yêu. Và phải là mối tìn mới có câu hỏi ấy. Tinh yêu đã đến với “em” tự bao giờ, nhưng cái khắc khoải “thắm lại” của hai tâm hồn “anh” và “em”, đâu dễ trả lời. Ông chúa thơ tình Xuân Diệu đã viết: ” Làm sao cắt nghĩa được tình yêu”… Tuy không trả lời được câu hỏi: “Khỉ nào ta yêu nhau?” nhưng cái khoảnh khắc thần tiên của mối tình đầu mãi mãi được ghi sâu trong lòng người:

“Cái thuở ban đầu đầy lưu luyến ấy

Nghìn năm chưa dễ đã ai quên?”

                 (Thế Lữ)

    Sức gợi cảm của hình tượng “sóng” thật phong phú và bất ngờ. Sóng tồn tại trong trạng thái “động”, trong mọi không gian “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước” tầng tầng lớp lớp “muôn trùng sóng bể”. Có sóng ngầm và nhấp nhô sóng biếc. Sóng được nhân hóa, sóng thao thức suốt đêm ngày trong mọi thời gian: “Sóng nhớ bờ”, trong mọi trạng thái: “Sóng không ngủ được”. Sóng được cảm nhận bằng thính giác, bằng thị giác, bằng tri giác và cả bằng tâm hồn. Hình tượng “sóng” càng trở nên thơ mộng gợi cảm:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”.

    Cấu trúc song hành, đối xứng: “dưới lòng sâu // trên mặt nước”, “ngày // đêm”, “nhớ bờ // không ngủ được” và điệp ngữ “con sóng” đã làm cho ngôn ngữ thơ cân xứng hài hòa, âm điệu, nhạc điệu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, say đắm và ngọt ngào. Nhạc của thơ, vị ngọt tình yêu như được hòa quyện trong không gian, trong thời gian, và cả trong lòng người.

    Xuân Quỳnh có lúc mượn “thuyền” và “biển” làm ẩn dụ để nói lên nỗi nhớ thương của lứa đôi:

“Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau rạn vỡ…”.

                    (Thuyền và biển)

    Từ hiện tượng “sóng nhớ bờ”, nữ sĩ liên tưởng đến nỗi nhớ “em nhớ đến anh”, một nỗi nhớ da diết, triền miên, bồi hồi khôn xiết kể, cả trong cõi thực và cả trong cơn mơ, trong ý thức và cả trong tiềm thức:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

    Sóng là quy luật vận động của vũ trụ, của đại dương. Tưởng tượng “sóng nhớ bờ” rồi liên hệ, đối sánh với “em”, với nỗi niềm “lòng em nhớ đến anh…” thật bất ngờ, thú vị. Ca dao nói nhều về nỗi nhớ của trai gái làng quê. Có nỗi nhớ day dứt khôn nguôi: “Nhớ ai nhớ mãi thế này?- Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn”. Có nỗi nhớ bồn chồn, ngẩn ngơ: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ- Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”. Có nỗi nhớ bồi hồi: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi – Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. Qua đó, ta mới cảm thấy nổi nhớ của “em”, nhân vật trữ tình trong bài thơ “Sóng”: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” là sâu sắc, bất ngờ, mới mẻ.

    Năm 1962, thi sĩ Xuân Diệu viết bài thơ tình “Biển” trong đó hình tượng “sóng” là ẩn dụ về chàng trai đa tình, yêu say đắm, nồng nhiệt:

“Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi”…

    Bài thơ “Biển” là một thử thách lán đối với Xuân Quỳnh. Năm năm sau, bài ra đời, ẩn dụ “sóng” nói về thiếu nữ trong mối tình đầu với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là sáng tạo, có thể nói là “bất ngờ”.

    Người thiếu nữ trong bài thơ “Sóng” đã “tự hát” về nỗi khao khát được yêu thương, được sống thủy chung trong tình yêu hạnh phúc. Hình tượng “sóng” gợi lên bao cảm xúc mạnh mẽ, nồng nàn, phong phú và bất ngờ. Sóng thật mãnh liệt. Em thật nồng nàn say mê bởi lẽ với em thì tình yêu là “khát vọng”.

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Bài mẫu 5

     Trong dàn đồng ca các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ đầy trẻ trung, tươi mát và nữ tính. Tình yêu trải qua ngòi bút của bà luôn in đậm dấu ấn cái tôi phụ nữ nồng nàn, táo bạo mà vô cùng tha thiết, chân thành. Tất cả điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, hồn nhiên như bản năng – “Sóng”, đặc biệt là khổ thơ ba và bốn.

     Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền – Thái Bình cuối năm 1967, được đưa vào tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Con người Việt Nam thời kì kháng chiến lại viết về tình yêu, tình cảm riêng tư và vĩnh hằng nhất của nhân loại. Vì thế, bài thơ được coi là “bông hoa lạ” nở “dọc chiến hào” những năm kháng chiến chống Mỹ. Sau hai khổ thơ đầu về những quy luật của tình yêu, “em” vẫn chưa thỏa mình mà muốn truy tìm căn nguyên, nguồn gốc của tình yêu.
     
Trước không gian mênh mông biển lớn, người già hay nghĩ về sự hư vô, nhỏ bé của kiếp người; kẻ tráng trí hùng tâm lại một lòng: “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” (Phan Bội Châu); kẻ đa cảm lại thấy: “Vắng cánh buồm một chút cũng cô đơn” (Hữu Thỉnh). Còn Xuân Quỳnh, đứng trước biển lại là những suy nghĩ, cảm nhận chân thực và cụ thể nhất:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?”

     Trước sự mãnh liệt và kì diệu của tình yêu, con người luôn có nhu cầu khám phá những bí ẩn vốn luôn tồn tại trong nó, luôn muốn cắt nghĩa được cội nguồn của tình yêu. Song đó lại là một trạng thái tâm lí dễ giả thích bằng những lí lẽ thông thường, khó ai có thể trả lời một cách chính xác về nguyên nhân, khởi nguồn của tình yêu, cũng như khi Xuân Diệu băn khoăn: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”. Câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhẹ lơi như hơi thở, tưởng bâng quơ mà hóa ra bận bịu lòng người. Vẫn là ước muốn truy tìm đến tận cùng bản thể: “Con người từ đâu đến? Nó sẽ đi về đâu? Tinh yêu từ nơi nào mà lớn lên vậy?”

     Khổ thơ tiếp theo lại là câu hỏi dồn dập như những con sóng nối tiếp đến vô cùng, miên man không dứt, đưa con người tới những suy ngẫm vô tận:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Xem thêm:  Tiếng Anh lớp 6: Unit 7. A Closer Look 1 | Myphamthucuc.vn

Khi nào ta yêu nhau”

     Trả lời cho câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?”, lời đáp thật dễ dàng, chóng vánh: “Sóng bắt đầu từ gió”. Câu hỏi thứ hai ráo riết hơn, lí trí muốn đẩy những băn khoăn đến tột cùng: “Gió bắt đầu từ đâu?”. Những câu hỏi tu từ lúc ẩn duối chân sóng, lúc lại trào lên đầu ngọn sóng như những trăn trở. Nhân vật trữ tình không cảm nhận về sóng mà nghĩ về sóng. Nương theo những con sóng, nhà thơ bắt đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn tình yêu và phân tích, lí giải bản chất của tình yêu. Đó cũng là mong muốn muôn đời của biết bao đôi lứa. Câu trả lời vừa là sự thú nhận, vừa là sự thức nhận: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Thú nhận về sự bất lực trên hành trình tìm kiếm nguồn cội tình yêu nhưng lại là sự thức nhận sâu sắc: tình yêu là điều huyền diệu, con người chỉ có thể cảm nhận chứ không thể truy tìm cội nguồn, cũng không thể cắt nghĩa rõ ràng, tách bạch. Chẳng phải thể mà Xuân Diệu cũng chia sẻ:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”

     Xuân Diệu hỏi để lí giải còn Xuân Quỳnh nghiêng về tiếng nói tình cảm. Hỏi chỉ để cảm nhận được sự hiện của tình yêu.

     Như vậy, qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cội nguồn của tình yêu cũng như cung bậc của người phụ nữ đang yêu. Sự song hành hình tượng sóng và em đã khắc họa vẻ đẹp vừa dịu dàng, tinh tế, vừa chủ động mãnh liệt, vừa truyền thống vừa hiện đại của một tình yêu chân thành, tha thiết. Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp phóng túng đã thể hiện xuất sắc âm hưởng dào dạt của sóng biển, sóng lòng. Câu hỏi tu từ, hình ảnh thơ vừa tự nhiên, trong sáng lại có sức gợi mở và suy tưởng đến không ngờ.

     Một nhà phê bình Pháp từng khẳng định: “Thơ, tự truyện của khát vọng” có lẽ là dành cho Xuân Quỳnh. Thơ ca, với bà, là sự sống, là tình yêu, làm thơ là được sống với chính mình, sống đầy đủ và trọn vẹn mình. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta cũng cảm nhận được tình yêu và nghe được khát vọng trong mình. Đó là lí do, vượt qua sự băng hoại thời gian, thơ ca đã, vẫn và sẽ sống cùng ta đến ngày tận thế

Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng – Bài mẫu 6

     Coi thơ là sự sống, là tình yêu, là tất thảy ý nghĩa cuộc đời mình, Xuân Quỳnh đã gửi trọn những tâm sự, cảm xúc dạt dào, mãnh liệt của mình vào những trang thơ. Bài thơ “Sóng” của nữ sĩ là một lời sẻ chia tâm trạng, cảm xúc được rất nhiều người đón nhận. Sau hai khổ thơ đầu nói về hình tượng sóng và quy luật của tình yêu, khổ thơ ba và bốn tiếp tục để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ, ấn tượng đặc biệt.

     Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, một nghệ sĩ tinh tế và tài hoa, người con của đất Hà Tây (nay là Hà Đông, Hà Nội). Đọc thơ Xuân Quỳnh, những cảm xúc, nghĩ suy nữ sĩ gửi vào đó làm bao người đọc trăn trở và mong muốn được sẻ chia cùng. Có những bài thơ tràn ngập hạnh phúc đắm say, có những câu thơ đượm nỗi suy tư, trăn trở. Sự đằm thắm, dịu dàng nhưng cũng đầy mạnh mẽ, táo bạo đã giúp cho những cảm xúc ấy đi vào thơ với dáng nét rất riêng, đậm chất Xuân Quỳnh. Với nhà thơ, văn chương nghệ thuật mà đặc biệt là thơ ca, có vai trò quan trọng, tựa như sự sống, tình yêu của cuộc đời mình: “Nếu ngày mai em không làm thơ nữa/ Cuộc sống trở về bình yên/ Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm/ Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc…”. Bài thơ “Sóng” được nhà thơ viết năm 1967 trong chuyến đi thực tế đến biển Diêm Điền, Thái Bình. Tác phẩm rút từ tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968, được xem như một bông hoa lạ giữa vườn thơ chống Mỹ. Hai khổ thơ đầu nhà thơ đã xây dựng hình tượng sóng với những quy luật của tình yêu. Đến với hai khổ thơ tiếp theo là nói đến sóng và hành trình tìm kiếm nguồn cội của tình yêu.

     Khổ ba, bốn trong bài là những dòng thơ nói về sóng và hành trình đi kiếm tìm nguồn cội của tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

Nghĩ về “yêu”, nhà thơ Xuân Diệu có viết:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu

Và cảnh đời là sa mạc cô liêu

Và tình ái là sợi dây vấn vít

Yêu, là chết ở trong lòng một ít”

     Với Xuân Diệu, “yêu là chết ở trong lòng một ít”. Với Xuân Quỳnh, bà gửi nghĩ suy về tình yêu qua hình tượng những con sóng. Nữ sĩ đưa ra một loạt các câu hỏi tu từ để từ đó gửi gắm những nghĩ suy, trăn trở: “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?, “Khi nào ta yêu nhau”. Những câu hỏi tu từ này vừa tái hiện hình ảnh những con sóng ngoài đại dương mênh mông lúc lắng xuống lúc lại trào lên mạnh mẽ, đồng thời nhà thơ cũng thầm kín muốn nhắc đến những con sóng lòng nơi người con gái đang yêu. Từ hình ảnh những con sóng, nhà thơ bắt đầu đưa ta đến hành trình tìm kiếm nguồn cội của tình yêu và thử lý giải bản chất, ý nghĩa sâu xa của tình yêu. Xuân Diệu trong bài thơ “Vì sao” từng viết:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

     Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình Việt Nam còn cảm thấy bối rối trong việc khám phá và cắt nghĩa hai chữ “tình yêu”. Xuân Quỳnh cũng vậy, bà cũng gửi nỗi trăn trở ấy vào thơ, vào bài “Sóng” khi chân thành trả lời rằng: “Em cũng không biết nữa”. Thú nhận? Đúng, đó là một lời thú nhận về sự bất lực của con người trước hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn của tình yêu. Song, đó còn là một sự thức nhận. “Em”, hay có lẽ cũng chính là nhà thơ đã thức nhận ra một chân lý: tình yêu là một thứ gì đó vô cùng thiêng liêng, đẹp đẽ, con người chúng ta chỉ có thể lặng thầm ngắm nhìn, cảm nhận chứ chẳng thể cắt nghĩa được.

Bài thơ “Sóng”, và đặc biệt là hình tượng sóng đã phần nào thể hiện được ngổn ngang những trăn trở, bâng khuâng trong lòng nhà thơ Xuân Quỳnh. Nữ sĩ ngẫm về tình yêu – thứ tình cảm muôn đời đẹp đẽ, thiêng liêng. Đó có thể là thứ tình cảm mang trong mình nhiều đối lập. Và đọc khổ thơ ba, bốn ta hiểu được tình yêu trong cảm nghĩ Xuân Quỳnh còn là một tình yêu đẹp chỉ có thể được cảm nhận mà không thể tìm kiếm cội nguồn và cắt nghĩa, lý giải được nó. Từ chân lý đó, người yêu văn chương, yêu thơ Xuân Quỳnh càng ấn tượng hơn với bài thơ “Sóng” và yêu mến cái nhìn nghệ thuật đầy tinh tế cùng cách thể hiện sinh động, sáng tạo của nhà thơ.

—/—

Thông qua dàn ý và một số bài văn mẫu Cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng (dàn ý + 6 mẫu) tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết xuất sắc của các bạn học sinh. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập