Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nhớ rừng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nhớ rừng. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nhớ rừng – Bài mẫu 1

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”

     Ta có thể thấy, con hổ mãi bế tắc, u uẩn trong tâm trạng, khi thì đau khổ với thực tại, khi thì sống hoài tưởng lại quá khứ tươi đẹp, sáng lạng của những ngày xưa “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Quá khứ huy hoàng, oai hùng ấy vẫn luôn sống động trong tâm hồn yêu tự do của con hổ, nó nhớ về những thuở “tung hoành”, tự do đi lại, tự chủ cuộc sống của mình cùng sự kiêu hãnh, thỏa chí tung hoành nơi rừng già “hống hách những ngày xưa”. Khung cảnh toàn sự giả dối, bắt chước hợm hĩnh không gian rừng già ở vườn thú khiến con hổ chán ghét, nó nhớ về những khung cảnh rộng rãi, mênh mông của “sơn lâm”,với những “bóng cả” và cây già”, không gian xung quanh cũng tràn ngập âm sắc bởi “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn thét núi” chứ không phải tiếng cười tiếng nói đầy giả dối của con người ngoài kia.

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Xem thêm:  So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp những điểm khác nhau rõ nhất | Myphamthucuc.vn

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”

     Vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ “Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.

     Như vậy, mượn lời của một con hổ bị giam giữ nơi sở thú, nhà thơ Thế Lữ thể hiện được sự mất tự do, cuộc sống tù túng của cả một thế hệ ở thời đại mình sinh sống, đó cũng chính là giai đoạn tự do, độc lập của dân tộc bị lũ xâm lược kìm hãm, giam cầm. Bài thơ thể hiện được sự xót xa của nhà thơ về quá khứ tự do, tự tại, đồng thời thể hiện thái độ chống cự đến cùng của nhà thơ đối với sự kìm hãm ấy.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nhớ rừng – Bài mẫu 2

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương| 900 bài Văn mẫu 9 hay nhất | Myphamthucuc.vn

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn

hét núi

…….

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

     Khổ thơ 2 đã cho ta thấy được tâm trạng nhớ về rừng xưa của con hổ, nó được thể hiện qua các từ ngữ như:”sơn lâm”, “bóng cả”, “cây già”… Và hơn thế nữa, ở khổ thơ này tác giả đã sử dụng kết hợp biện pháp liệt kê và nhan hóa đã tái hiện lại trước mắt con hổ vừa bí ẩn vừa hoang vu, lâu đời và thiên nhiên rất hùng vĩ. Hình ảnh chúa sơn lâm xuất hiện qua tiếng thét, tiếng bước chân nghe thật hào hùng. Nhưng đây không phải tiếng thét bình thường, nó âm vang cả rừng xanh,như 1 khúic trường ca dữ dội, tiếng bước chân nhịp nhàng theo âm điệu của thơ, Thế Lữ đã sử dụng hình ảnh so sánh:” Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, dù không miêu tả 1 cách cụ thể nhưng đã khiến cho mọi vật đều im hơi, xứng đáng làm chúa sơn lâm.Hai câu cuối 1 lần nữa khẳng định lại vị thế của con hổ, oai linh, hùng dũng trước rừng thẳm. Tóm lại, khổ 2 đã khắc họa về hình ảnh rất uy nghi, dũng mãnh song cũng rất uyển chuyển, nhịp nhàng của chúa rừng.

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nhớ rừng – Bài mẫu 3

     Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh đã vẽ nên bức tranh bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần tươi sáng và đẹp đẽ. Những hình ảnh “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng” mở ra cảnh tượng buổi sáng bình minh trong trẻo, nhuốm nắng ban mai, bầu trời cao rộng; thích hợp để bắt đầu cuộc hành trình cho ngày mới. Những thanh niên trai tráng khoẻ khoắn, mạnh mẽ đang “bơi thuyền đi đánh cá”. Hình ảnh sinh động của chiếc thuyền được so sánh như con tuấn mã cùng các động từ: hăng, phăng, vượt; diễn tả khí thế xông pha, sức sống mạnh mẽ của con thuyền. Trong tiếng sóng vỗ bao la, dạt dào ngoài khơi xa, cánh buồm căng gío biển như một sinh thể biết “rướn thân trắng” để “thâu góp gió”, vươn mình tiến về phía trước. Những cánh buồm đó qua câu thơ của đứa con làng biển – tác giả – là cả một biểu tượng cho linh hồn quê hương, thiêng liêng, cao cả, đại diện và luôn hiện hữu trong lao động của người dân làm nghề chài lưới. Cùng nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, nhân hoá, khung cảnh của biển, của gió, của sóng, của con người nơi đây, cả chiếc thuyền chỉ trong một buổi sáng đã nói lên nhịp sống rộn rã, tấp nập nhưng thanh bình. Tế Hanh đã gửi gắm đầy đủ tình cảm trìu mến, hi vọng mưu sinh, tâm hồn thiết tha gắn bó của người dân vào từng câu thơ; tất cả đã mong muốn và hứa hẹn một ngày lao động thuận lợi, có kết quả tốt đẹp.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Sinh học 12 chương 1 ngắn gọn, dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

—/—

Với  các bài văn mẫu Cảm nhận khổ 2 bài thơ Nhớ rừng do Top lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về  tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập