Cách Trị Mụn Nước Cho Bà Bầu, Bà Bầu Bị Ngứa Nổi Mụn Nước Có Nguy Hiểm Không

Sự thay đổi nội tiết tố khiến mẹ bầu dễ gặp phải những căn bệnh trên da gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng tìm hiểu 9 căn bệnh ngoài da mẹ bầu dễ gặp để đưa ra biện pháp phòng tránh cũng như khắc phục hiệu quả.

Đang xem: Cách trị mụn nước cho bà bầu

Mề đay

Đây là bệnh ngoài da ở mẹ bầu thường gặp nhất . Chúng thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, mề đay xuất hiện nhiều ở những vùng da bị rạn như bụng, đùi.

Các vết mề đay thường có màu đỏ, hỏi phù nề và ngứa. Ban đầu chúng xuất hiện ở vùng rạn da sau đó lan sang các vùng khác như lưng, cánh tay… Căn bệnh này gây ngứa ngáy rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.

Để điều trị bệnh lý này, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, mẹ không được tự ý mua về bôi mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Sẩn ngứa nang lông

Căn bệnh ngoài da này rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Nó thường xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ, ở một số vùng như vai, cánh tay, ngực, bụng… Biểu hiện của sẩn ngứa nang lông là các nốt đỏ nhỏ, không có mủ và rất ngứa.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì bệnh lý này có thể tự biến mất sau 2 – 3 tuần xuất hiện và nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của hai mẹ con.

Xem thêm:  Thuốc Trị Mụn Lưng Papulex Lotion Giá Bao Nhiêu, Papulex Tm Lotion Điều Trị Mụn Lưng

*

Khi mang thai mẹ bầu dễ bị nổi mề đay hơn bình thường

Bệnh Pemphigoid

Biểu hiện của căn bệnh ngoài da này là gây ngứa dữ dội rồi sau đó xuất hiện những mảng cứng ở quanh rốn. Vài tuần sau đó, những mảng cứng này lan ra các vùng khác như cánh tay, bàn tay, bàn chân và xuất hiện mụn nước ở quanh bờ.

Bệnh tuy gây ngứa rất khó chịu nhưng thật may là không để lại sẹo (trừ khi bội nhiễm). Tuy nhiên căn bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bé sinh ra có thể bị phát ban, mẩn ngứa nên mẹ bầu không được chủ quan.

Chốc dạng Herpes

Đây là một dạng của bệnh vảy nến thể mủ với biểu hiện là sự xuất hiện những mảng đỏ có nhiều nốt mụn mủ nhỏ li ti, sau đó lan rộng ra xung quanh. Thông thường, chúng chỉ lan khắp thân mình và các chi, hiếm khi lan lên mặt hay ở bàn tay, bàn chân.

Bệnh chốc dạng Herpes thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài những nốt mụn mủ, mẹ bầu bị chốc Herpes còn kèm theo một số triệu chứng như sốt, rét, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi… Một số thai phụ còn bị hạ canxi, albumin trong máu.

Xem thêm: Review Viên Uống Trắng Da Của Ohui, Viên Uống Trị Nám Trắng Da Whoo

Bệnh chốc dạng Herpes khá nguy hiểm. Thai phụ mắc bệnh này có nguy cơ sinh non, thai chết lưu. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, thai phụ nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hiệu quả.

*

Ứ mật trong gan

Bệnh lý này không có quá nhiều thai phụ mắc phải. Nó thường xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Xem thêm:  E Xin Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trị Thâm Mụn Hiệu Quả Nhất, Mình Đã Trị Mụn Ẩn Và Thâm Mụn Như Thế Nào

Biểu hiện của bệnh là gây cảm giác ngứa cho thai phụ, ngứa từ lòng bàn tay, bàn chân rồi lan sang các vùng khác của cơ thể. Trên các vết ngứa còn xuất hiện những ban đỏ. Bệnh khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nước tiểu thẫm và nguy hiểm hơn là gây sinh non, thai chết lưu.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do sự rối loạn bài tiết mật gây ứ đọng muối mật trong gan, axit mật tăng dẫn đến lắng đọng trong da và gây ngứa dữ dội. Do đó, khi bị bệnh mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ tiết mật bình thường và hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

*

Rạn da là tình trạng gặp ở hầu hết tất cả mẹ bầu

Viêm da cơ địa

Không phải chỉ phụ nữ mang thai mới bị viêm da cơ địa mà bệnh này có tính chất dai dẳng, kéo dài, có thể gây ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi mang bầu, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi nên bệnh sẽ biểu hiện ra và biểu hiện rõ ràng hơn.

Nguyên nhân là do khi mang thai hormone thay đổi gây rối loạn nội tiết và khiến cho các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát. Ngoài ra, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai yếu hơn bình thường nên sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng và bệnh về da bùng phát.

Viêm da cơ địa có các biểu hiện như xuất hiện các vết hồng ban trên ngực, má, khuỷu tay… Trên bề mặt các vùng da tổn thương lại có nhiều mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Những vùng da này thường có dấu hiệu phù nề, trợt loét sau đó khô lại và thâm nhiễm.

Mụn trứng cá

Hầu hết phụ nữ đều bị mọc mụn trứng cá trong thời gian mang thai và thường mọc ở mặt, lưng và ngực. Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố gây ra, trong đó có thể do dùng thuốc tránh thai nội tiết tố trước khi quyết định có thai trở lại. Nếu có quá nhiều mụn và gây phát ban chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Xem thêm:  12+ Cách Trị Mụn Đầu Đen Nhanh Nhất Và Nhanh Nhất Tại Nhà, 3 Cách Trị Mụn Đầu Đen Cực Đơn Giản Tại Nhà

Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện

Đây là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ xuất hiện ở chân, mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân là do thay đổi lượng hormone trong thai kỳ và sự gia tăng vận chuyển máu sẽ gây áp lực lên thành mạch máu, khiến các mạch máu dưới da sưng nhẹ, nổi lên trên bề mặt của da. Hiện tượng này hơi mất thẩm mỹ với chị em nhưng nó vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh.

Vết rạn da

Theo các chuyên gia thai sản, có đến gần 90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai. Các vết rạn nhiều nhất là ở bụng vì trong suốt thai kỳ phải thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, ngực, đùi, mông cũng bị rạn nhưng ít hơn bụng. Những vết rạn da là do các sợi đàn hồi collagen và elastin không đáp ứng kịp thời việc tăng kích thước của bụng và mông nên xảy ra tình trạng đứt, gãy các mô liên kết của da, để lại những vết sẹo màu trắng hoặc nâu.

Xem thêm: Vết Loang Trắng Trên Da Không Ngứa, 7 Nguyên Nhân Có Thể Xảy Ra

Trên đây là 9 bệnh ngoài da mẹ bầu thường mắc phải. Mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để phân biệt được từng bệnh và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhằm mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Trị mụn