Tư Vấn Cách Làm Bể Cá Đẹp + Đơn Giản Từ A Đến Z, Hướng Dẫn Cách Làm Bể Cá Bằng Kính Đẹp, Hiệu Quả

Bể cá là vật dụng không thể thiếu đối với những người chơi cá cảnh. Việc lựa chọn cho mình một bể cá ưng ý là điều khá khó do trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bể cá với chất lượng mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn là người có một chút hoa tay thì việc tự thiết kế cho mình một bể cá theo ý thích là điều hoàn toàn có thể. Vậy cách làm bể cá bằng kính như thế nào để vừa đẹp vừa đơn giản? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Đang xem: Cách làm bể cá đẹp

*

Chọn mẫu bể cá phù hợp

Trước khi bắt tay vào chuẩn bị nguyên vật liệu thì bạn nên tham khảo các mẫu bể cá cảnh có sẵn trên thị trường. Sẽ có rất nhiều mẫu mã cho bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn chỉ có thể tự làm bể cá cảnh dán keo thông thường chứ các mẫu bể cá cảnh đúc thì sẽ cần dây truyền sản xuất đặc thù mới làm được. Thường những mẫu bể cá sẽ có các kích thước tiêu chuẩn như sau:

Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá betta (cá xiêm rồng), cá sặc gấm… thì nên chọn loại dài bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cmVới kích thước bể cá cá cảnh trung bình như hồng két, tài phát… thì bể 90cm kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm là hợp Với các loài có kích thước lớn hơn như cá rồng, cá hoàng bảo yến… thì bể 120cm với kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm là thích hợp nhất.

Xem thêm:  Những Bí Quyết Làm Đẹp Phụ Nữ, Phong Cách Làm Đẹp Của Phụ Nữ Sắc Sảo, Sành Điệu

Sau khi xác định kích thước của bể, bạn nên phác thảo thành một bản thiết kế bể cá chi tiết. Xác định các thông số chiều dài, chiều rộng và chiều cao của từng tấm kính.

Kính làm bể cá là kính gì?

*

Đây là điều bạn cần chú ý nếu muốn bắt đầu làm bể cá. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao không làm hồ cá bằng kính cường lực?

Rõ ràng kính cường lực chịu lực rất tốt, thậm chí dùng búa đập vào cũng không thể vỡ, tuy nhiên đây lại không phải loại kính thích hợp để làm bể cá. Do ở các góc của kính bể cá, khả năng vỡ lại rất cao nếu không may có sự va chạm nhẹ, nhất là kim loại tác động vào. Do đó nếu chỉ cần vỡ ở góc thì cả tấm kính sẽ vỡ vụn. Điều này đồng nghĩa bể cá sẽ ồ ạt thoát nước ra ngoài, gây ảnh hưởng đến đồ dùng, nhà cửa… xung quanh. Đây là điều cần phòng tránh khi dùng bể cá trong nhà.

Ngược lại, loại kính dùng để làm bể cá được dùng chủ yếu là kính chịu lực bình thường, tức không tôi thì cần phải đảm bảo độ dày. Hơn nữa, nếu không may kính vỡ, quá trình này cũng diễn ra rất chậm với các vết nứt nhỏ. Lúc này người dùng có thể thay thế kính mới và có phương án tháo nước để không bị ảnh hưởng đến xung quanh.

Chuẩn bị nguyên vật liệu làm bể cá

Sau khi hình dung được hình dáng, kích thước cụ thể thì bạn tiến hành tới bước chuẩn bị nguyên vật liệu nhau sau:

5 tấm kính làm bể cá: Tất nhiên làm bể cá bằng kính thì việc sử dụng kính là điều tất yếu. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn kính loại tốt, có độ dày tối thiểu từ 10mm trở lên.Keo silicon: Nên chuẩn bị sẵn khoảng 2 lọ keo trắng có cùng màu với kính để đảm bảo tính thẩm mỹ.Máy bắn keo: Để keo trải đều và chống rò rỉ nước ra ngoài thì bắt buộc cần trang bị máy bắn keo để dồn lực.Băng dính: Sử dụng 1 cuộn to khoảng 10cm.

Xem thêm:  Mẹo Làm Đẹp Tại Nhà Đơn Giản Nhất, 15 Cách Làm Đẹp Da Mặt “Ngon

Xem thêm: Năm 2020 Làm Nhà Tháng Nào Đẹp, Ngày Giờ Tốt Động Thổ Xây Nhà Năm Tân Sửu

Dao cắt kính: Giúp cắt kính và băng keo còn thừa.Bút dấu kẻ đường: Để đánh dấu các khu vực đặt kính.Đá mài kính: Bạn sẽ phải cần tới đá mài kính để mài các cạnh kính lởm chởm khi vừa cắt kín xong.Dao lam: Sử dụng để cắt phần keo silicon thừaNước lau kính: Để vệ sinh kính

Hướng dẫn cách làm bể cá bằng kính

Bước 1: Đo đạc và cắt kính

*

Công đoạn này rất quan trọng, việc bạn có đo đạc và cắt kính chuẩn xác hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như độ chống rò rỉ của nước. Ngoài ra nếu bạn có chút tính toán thì cũng sẽ tránh được sự lãng phí vật liệu bỏ đi. Các công đoạn cắt kính như sau:

Xác định rõ vị trí của tấm kính lớn và các tấm kính nhỏ sau khi được ghép với nhauTiến hành đo các cạnh của miếng kính lớnTính toán ghép các kích thước bản kính từ thiết kế đưa vào tấm kính lớn.Dùng thước góc vuông kẻ thành tấm cho 5 miếng ghép vào bể trên bản kính lớn.Dùng thước kê và dao cắt thực hiện các đường cắt chia tấm từ lớn thành nhỏ.

Bước 2: Mài kính sau khi cắt

*

Mài kính sau khi cắt là công đoạn giúp ghép các tấm kính với nhau được khớp nhất. Ngoài ra cũng tránh cho bạn bị đứt tay do mảnh kính mới cắt còn lởm chởm, chưa mịn. Bạn cần lưu ý mài kính thật kỹ. Nhất là đối với khu vực cạnh kính phần miệng bể cá.

Bước 3: Ghép các mặt kính với nhau

*

Bạn làm theo thứ tự các công đoạn như sau: Đặt tấm kính làm đáy bể xuống bề mặt bằng phẳng. Sau đó dùng thước vuông để đặt tấm kính thành bể cá đầu tiên. Điều này sẽ giúp bể cá cân bằng nhất sau khi hoàn thành. Tiếp đó dán băng dính cố định 2 tấm rồi lần lượt đặt các tấm kính còn lại giống như bước trên.

Xem thêm:  Cách Dùng Tỏi Ngâm Mật Ong Làm Đẹp Da Hiệu Quả Đến Không Ngờ

Lưu ý: Cần ghép các cạnh của kính sao khít nhất có thể.

Bước 3: Dán keo Silicon

Sử dụng keo Silicon bắn vào các điểm giao nhau giữa các tấm kính. Bạn nên bắn keo phía bên trong của bể trước, đợi keo khô bạn lột băng dính dán cố định bể phía ngoài ra. Rôi mới tiến hành đi keo các khu vực khác. Khi chắc chắn keo đã khô hết thì bạn mới tiến hành dán keo Silicon phần kính đáy bể.

Xem thêm: Mặt Nạ Ngủ Laneige Water Sleeping Pack Ex, Laneige Water Sleeping Mask Ex Set

Bước 4: Hoàn thành bể cá

*

Sau khi tiến hành dán keo và đợi keo khô. Bạn dùng dao lam cắt những phần keo thừa để bể được đẹp. Rồi sử dụng nước lau kính làm sạch kính bể cá sạch đẹp, sáng bóng

Thử sử dụng bể cá và làm sạch bể cá

*

Bể cá khi mới hoàn thành bạn chưa thể vội vàng thả cá được. Cần phải trải qua giai đoạn thử nghiệm xem bể cá có bị rò rỉ nước không đã. Việc làm rất đơn giản, bạn đổ đầy nước vào bể sau đó cứ để vậy khoảng 1 đến 2 hôm xem bể có rò rỉ nước không? Có một mẹo nhỏ ở đây là: Bạn sử dụng giấy đa năng rồi lau qua 1 lượt bên ngoài của bể. Nếu giấy bị ẩm thì chứng tỏ bể cá còn rỏ rỉ nước để còn khắc phục. Bể cá mới sẽ luôn cần làm sạch cẩn thận để đảm bảo chất lượng nước trong quá trình nuôi cá. Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết bài viết: Cách làm sạch bể cá mới bằng muối nhé!

Tạo hệ thủy sinh bên trong hồ

Nếu ai đã tìm hiểu thì đều biết, hệ thủy sinh bên trong được phân làm 3 loại chính gồm:

Đất nền là tầng đáy bể chứa đất dinh dưỡng và đất mặt.Cấu trúc cứng: Các loại cây gỗ khô, xếp đá trong bể thủy sinh, tìm hiểu về phong thủyLựa chọn cây thuỷ sinh phổ thông – phù hợp với không gian bể và động vật nuôi cùng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Làm đẹp