Các dạng đề bài Uy-lit-xơ trở về chọn lọc


Các dạng đề bài Uy-lit-xơ trở về chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.

1.Dạng đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Người nói vậy, và Pênêlôp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uylixơ tả đúng mười mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói:

– Uylixơ ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi ! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghét ghen ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác….Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Acrôtit, một người thị tì của cha thiếp cho, khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.

(Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 51, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)

a. Các từ chạy, ôm, hôn, nói thuộc từ loại gì ? Các từ đó xuất hiện như thế nào trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó.

* Gợi ý trả lời

– Các từ chạy, ôm, hôn, nói thuộc từ loại động từ. Các từ đó xuất hiện hàng loạt trong một câu văn. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó: thể hiện sự xúc động tột cùng của nàng Pê-nê-lốp khi đã tin tưởng và nhận ra người chồng thương yêu của mình sau thời gian xa cách. Qua đó, người đọc nhận ra tính cách thận trọng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung của nàng.

 b. Tâm trạng chính của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng là tâm trạng gì ? Vì sao nàng có tâm trạng đó ?

* Gợi ý trả lời

– Tâm trạng chính của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng là tâm trạng lo sợ . Nàng sợ bị lừa dối. Bởi trong thời gian Uylixơ đi vắng, có 108 người quyền quý đến cầu hôn Pê-nê-lốp thì với số đông như vậy, Pê-nê-lốp không sợ mà còn tạo ra các mưu kế để đối phó. Còn giờ đây, khi bọn cầu hôn đã bị đánh đuổi, Pê-nê-lốp chỉ còn đối diện với một người, mà người đó lại có đủ sức mạnh và tài năng để giết lũ 108 người kia thì nàng lại sợ. Bởi lẽ, nàng có thể từ chối 108 người, nhưng lại khó lòng từ chối một người, sợ những lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hạnh phúc gia đình trong cuộc sống hôm nay.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ giây phút hạnh phúc của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uylitxo trong văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Gia đình là gì ? Hạnh phúc là gì ? Ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong cuộc sống như thế nào ? Bài học nhận thức và hành động.

 Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới;

Khi Uylixơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pêlênôp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:

– Nàng thật là người kỳ lạ! Hẳn là các thần trên núi Ôlempơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc chắn không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được trở về xứ sở. Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.

  Pêlênôp khôn ngoan đáp:

-Ngài kì lạ thật ! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã Itac ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơriclê ! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uylixơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.

 Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uylixơ bỗng giật mình nói với người vợ chung thủy:

-Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy ? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai…

( Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 50, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)

a. Chi tiết chiếc giường được nhắc đến mấy lần ? Nêu ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản?

* Gợi ý trả lời

Chi tiết chiếc giường được nhắc đến 4 lần , trong đó Pê-nê-lốp nói đến 2 lần, Uylixơ nhắc đến cũng 2 lần.

Ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản :

– Chiếc giường là biểu tượng hạnh phúc của vợ chồng ;

– Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.

-Đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện vì qua việc lựa chọn và kể lại sự việc tiêu biểu với những chi tiết đặc sắc như thế đã làm câu chuyện thêm hấp dẫn.

b. Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me thường sử dụng các định ngữ. Trong văn bản, định ngữ đó là gì ? Thuộc từ loại nào ?  Định ngữ đó bộc lộ phẩm chất gì của Pê-nê-lốp ?

* Gợi ý trả lời

– Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me thường sử dụng các định ngữ. Trong văn bản, định ngữ đó là từ khôn ngoan, thuộc từ loại tính từ. Định ngữ đó chứng tỏ Pê-nê-lốp là con người thận trọng, không cẩu thả, tắc trách.

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chọn lọc

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ chi tiết phép thử chiếc giường của Pê-nê-lốp trong văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : lòng chung thuỷ là gì ? Ý nghĩa của lòng chung thuỷ như thế nào ?

2.Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Hô-me-rơ và sử thi Ô-đi-xê

– Khái quát vị trí và nội dung đoạn trích Uy-lít-xơ trở về: Thuộc khúc ca thứ 23, kể lại cuộc gặp gỡ, sum họp đầy thử thách nhưng cũng vô cùng hạnh phúc của hai vợ chồng Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

  2. Thân bài

a. Lời thông báo và thuyết phục của nhũ mẫu Ơ-ri-clê.

– Nhũ mẫu Ơ-ri-clê:

     + Hí hửng, reo cười thông báo về sự xuất hiện của Uy-lít-xơ

     + Thuyết phục nàng Pê-nê-lốp bằng bí mật vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ

     + Lấy tính mạng ra để đánh cược với Pê-nê-lốp

→ Niềm vui mừng của người đầy tớ trung thành khi thấy chủ nhân trở về.

– Pê-nê-lốp:

     + Nửa tin nửa ngờ, cho rằng đó là một vị thần đã đến để giết bọn cầu hôn, còn Uy-lít-xơ đã chết.

     + Tỏ ra hoài nghi: Dù có sáng suốt đến đâu cũng không hiểu được hết ý định của thần linh bất tử.

→ Pê-nê-lốp thận trọng trong từng suy nghĩ.

b. Uy-lít-xơ trong bộ dạng kẻ hành khất.

– Pê-nê-lốp:

     + Lòng phân vân: Không biết nên đứng xa hỏi chuyện hay lại gần ôm lấy chồng mà hôn, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng lúc lại không nhận ra chồng trong bộ quần áo rách mướp.

     + Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu.

→ Pê-nê-lốp rất thận trọng trong khi lòng cực kì xúc động.

– Uy-lít-xơ: Chờ đợi xem người vợ cao quý sẽ nói gì với mình.

→ Hồi hộp, mong chờ khoảnh khắc đoàn tụ

c. Lời trách móc của Tê-lê-mác

– Tê-lê-mác:

     + Ngay lập tức nhận cha

     + Trách móc mẹ tàn nhẫn, độc ác

     + Nghi ngờ sự sắt đá, cứng rắn của mẹ

→ Khát khao được đoàn tụ gia đình, trong sáng, hồn nhiên chưa hiểu hết được nỗi niềm sâu sa của mẹ

– Pê-nê-lốp

     + Thận trọng đáp lại lời con, bày tỏ sự kinh ngạc, phân vân của mình.

     + Tin chắc về sự đoàn tụ của gia đình bằng những dấu hiệu riêng.

→ Nàng thận trọng và luôn có niềm tin về hạnh phúc, đoàn tụ

– Uy-lít-xơ:

     + Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con khinh ta.

     + Có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau.

→ Uy-lít-xơ cao quý, nhẫn nại

a. Cuộc đấu trí giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

– Lời thử thách:

     + Pê-nê-lốp ngầm ngỏ ý thử thách với Uy-lít-xơ qua lời nói với con: Cha mẹ sẽ nhận được nhau một cách dễ dàng bởi cha mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết

     + Uy-lít-xơ chấp nhận lời thử thách ấy: Nghe nàng nói vậy, Uy-lit-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười.

→ Sự tế nhị, khéo léo, thông minh của cả Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp

– Quá trình thử thách

     + Pê-nê-lốp: Sai người khiêng giường, bắt đầu thử thách.

     + Uy-lít-xơ miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ chiếc giường, giải mã bí mật của nó, thuyết phục hoàn toàn Pê-nê-lốp

→ Sự thông minh, khôn khéo của Pê-nê-lốp và sự nhạy bén của Uy-lít-xơ

– Ý nghĩa biểu tượng của chiếc giường cưới:

     + Chứa đựng những bí mật, dấu hiệu riêng chỉ hai người biết.

     + Là phép thử để chứng minh thân phận vị khách và làm dịu đi kịch tính trong cảnh sum họp.

     + Gợi lại kỉ niệm tình yêu, hạnh phúc của hai người

     + Biểu tượng của sự thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng.

b. Cảnh sum họp.

– Pê-nê-lốp:

     + Bủn rủn chân tay, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng

     + Giải thích, phân trần với chồng về thái độ lạnh lùng của mình

     + Nàng nhìn chồng không chán mắt, ôm cổ chồng không nỡ buông rời.

– Uy-lít-xơ

     + Ôm lấy người vợ thân yêu, thủy chung

     + Xúc động khóc nước mắt dầm dề.

→ Cảm sum họp vô cùng cảm động, thể hiện tình yêu chân thành, thủy chung, sâu nặng của vợ chồng Uy-lít-xơ.

– Miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, chi tiết qua hành động, ngôn ngữ

– Khắc họa những mâu thuẫn, xung đột

– Ngôn ngữ trong sáng, giọng kể chậm rãi

– Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập

– Sử dụng các định ngữ: “Uy-lít-xơ cao quý”, “Pê-nê-lốp thận trọng” là cách dùng từ đặc trưng của thể loại sử thi

3. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

– Mở rộng: Thông qua đoạn trích, khẳng định vẻ đẹp, trí tuệ của con người Hi Lạp cổ đại, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình thời kì ấy.

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong “ Uy-lít-xơ trở về”

* Gợi ý trả lời

A. Mở bài:

– Nói đôi nét về tác giả Hô-me-rơ và bộ sử thi Ô-Đi-xê

– Giới thiệu đoạn trích cũng như nhân vật cần bàn luận là Pê-nê-lốp

 Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật Pê-nê-lốp hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.

B. Thân bài

Đầu tiên có thể nói vẻ đẹp của nàng được hiện lên là một người có thái độ rất trân trọng qua thái độ của nàng đối với người ăn mặc lôi thôi lếch thếch và còn tự nhận là chồng của nàng. Nàng bỏ ngoài tai tất cả mọi lời nói của những tên hậu cần nói đó không phải là chồng của nàng. Nàng mời người đó vào điện và nói người đó hãy kể cho nàng nghe những chuyện mà người đó đã trải qua trong suốt hai mươi năm đi xa. Thật bất ngờ nghe nhũ mẫu báo tin là chồng nàng đã trở về thì nàng rất vui mừng nhảy cẫng lên vì vui sướng đến tột độ. Và thế là người chồng sau bao nhiêu năm xa cánh bặt vô âm tín nay bỗng nhiên đã trở về bên nàng. Điều này là biểu thị của lòng chung thủy là sự chờ đợi vò võ của nàng suốt bao nhiêu năm xa cách. Biết bao ngày đêm nàng dệt tấm thảm rồi đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự hối thúc của bọn đến cầu hôn biết bao nhiêu năm sự chờ đợi chung thủy của nàng dành cho chồng.

Giờ đây sự chờ đợi của nàng đã được đền bù, đền đáp thật xứng đáng. Những từ sự phấn khích và quá đỗi vui sướng nàng lại có một thái độ hoàn toàn khác đó là sự thận trọng. Tâm trạng này của nàng chúng ta có thể hoàn toàn hiểu được. Nàng rất cũng đã rất phân vân vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Và nếu như nhân vật Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).

Xem thêm:  Vợ chồng A Phủ - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

+ Rất phân vân.

Điều đó được thể hiện trong tâm trạng trong cách ứng xử của nàng.

Nàng không biết nên đứng xa mà nhìn hay là chạy đến mà ôm chạy đến mà hôn lấy tay chàng.

+ Đang rất rối bời.

Nàng thật tinh tế khi đã chọn cánh ngồi xa chồng nhưng dường như khi nào ta cũng thấy sự chăm chú cái vẻ mặt thương cảm cái ánh mắt của nàng chưa lúc nào rời khỏi con người ấy. Nàng đã ngồi đối diện với người chồng chưa kịp nói điều gì mà đứa con trai đã vội trách mẹ “mẹ ơi mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ thật tàn nhẫn quá chừng”.

à Có thể nói từ trước đến nay không có lấy một người đàn bà nào sắt đá đến mức mà chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm mới trở về mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến mức độ như vậy.

Và ngay cả đứa con trai chỉ nhìn vào cái bên ngoài mà không hiểu thấu được lòng mẹ lúc này cũng đang như lửa đốt vậy. Đứng trước câu nói của đứa con trai yêu quý lại càng khiến lòng nàng trở nên rối trí. Nhưng chỉ trong giây lát ngắn ngủi thôi là nàng đã tìm được lại lí trí lấy được lòng dũng cảm và nàng đã tìm ra cách để xác minh sự thật để chứng minh được đó là chồng của nàng. Sự thận trọng của nàng khiến cho chúng ta cảm thấy nàng là một người rất thông minh sự thận trọng ấy rất phù hợp với hoàn cảnh và điều đó càng chứng minh một sự thủy chung đến mặn nồng trong con người nàng. Nàng dường như đã đợi người ấy suốt bao nhiêu năm vì thế không thể dựa vào những lời nói bâng quơ hay là một dáng hình bề ngoài là nàng tin tưởng để rồi có khi lại có những lựa chọn sai lầm được.

Đó còn chính là một tư thế ung dung khi tiếp một vị khách xa lạ mà đặc biệt khi ông ta đã giúp nàng đánh đuổi được một trăm lẻ tám tên cầu hôn. Nàng đã làm chủ được tình thế làm chủ được bản thân, nàng không hề thất lễ với khách cũng không làm mất lòng với kẻ ở người ăn.

+ Nàng đã sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra và dường như Uy lít xơ cũng cảm thấy chột dạ khi mà chiếc giường không thể xê dịch được.

+ Cuối cùng chàng đã giải mã được cái dấu hiệu bí mật mà vợ mình đã đặt ra.

+ Khi nhận ra chồng nàng dã thể hiện tình cảm của mình bằng những biểu hiện yêu thương khát vọng mong chờ đối với người chồng mà bấy lâu nay nàng đã không thể biểu thị tình cảm yêu thương ấy đối với một ai mà chỉ một lòng đợi người chồng này về.

+ Nàng như đã “Bủn rủn cả chân tay chạy lại nước mắt chan hòa ôm lấy cổ chồng hôn lên trán chồng.

Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Cũng chỉ có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm xa cách.

Pê-nê-lốp để giải tỏa mối nghi ngờ nàng đã phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt. Đầu tiên đó chính là việc để Pê-nê-lốp biết đó không hề là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu như chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Chính phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.

à Qua hành động của nhân vật Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.

C. Kết luận

Tác phẩm dường như đã cho chúng ta thấy được một phần nào đó người phụ nữ cổ trong xã hội thời bấy giờ. Họ một lòng một dạ chung thủy, họ thông minh họ sắc sảo đến kỳ lạ họ yêu thương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ và đầy bản lĩnh

Đề 3: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ trong Uy-lít-xơ trở về (Trích sử thi Ô-đi-xê của Hô-me-rơ)

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

– Giới thiệu về sử thi Ô-đi-xêcủa Hô-me-rơ và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Uy-lít-xơ, gọi tên những diễn biến tâm lí của nhân vật: Là nhân vật chính của đoạn trích với những diễn biến tâm trạng phong phú trong cuộc đoàn tụ cùng vợ con.

2. Thân bài

1. Sự xuất hiện Uy-lít-xơ trong đoạn trích

– Giả bộ làm người hành khất

– Chiến thắng trong cuộc thi bắn cung.

– Giết chết bọn cầu hôn và giai nhân phản bội

→ Là con người tài giỏi, trí tuệ, vượt qua những thử thách khó khăn với niềm khát khao, mong mỏi được trở về đoàn tụ cùng vợ con.

2. Tâm trạng của Uy-lít-xơ trước sự lạnh lùng của vợ

– Khi còn trong bộ dạng của kẻ hành khất

+ Không cho nhũ mẫu Ơ-ri-cle nói ra dấu hiệu chiếc sẹo vì đang có trong đầu một suy nghĩ khôn ngoan.
 + Hồi hộp chờ mong sự đón nhận của vợ, mong chờ những câu nói của vợ

+ Mặc cảm trước bộ dạng hiện tại của mình, bẩn thỉu, rách rưới

+ Có chút hờn dỗi khi vợ không nhận ra mình: Mẹ con khinh cha chưa nói “Đích thị là chàng rồi”

+ Tin tưởng vào sự thông minh của người vợ mình, có niềm tin tuyệt đối về sự đoàn tụ: Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn vậy.

→ Uy-lít-xơ hồi hộp chờ mong sự đón nhận của vợ, bình tĩnh, nhẫn nại, tin tưởng vào sự thông minh và chung thủy của vợ. Tuy nhiên, vẫn có sự chạnh lòng, hờn dỗi, trách móc trước sự lạnh lùng, sắt đá ấy.

– Khi tắm xong, chàng đẹp như một vị thần nhưng vẫn không được đón nhận

+ Nghi ngờ sự sắt đá của vợ: Thần núi đã ban cho nàng một trái tim sắt đá, một người đàn bà khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế…

+ Tỏ ra giận dỗi trước sự lạnh lùng, sắt đá của vợ: Nhờ nhũ mẫu kê cho một chiếc giường để ngủ một mình.

+ Tự tin vượt qua thử thách về chiếc giường một cách dễ dàng vì chính chàng là chủ nhân của nó.

→ Sau những nghi ngờ, giận dỗi, Uy-lít-xơ đã tự tin vượt qua thử thách của vợ

3.    Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi vượt qua thử thách và đoàn tụ cùng vợ con

– Xúc động vô cùng trước những lời nói yêu thương của Pê-nê-lốp

– Ôm lấy người vợ thân yêu mà khóc dầm dề

→ Uy-lít-xơ xúc động, hạnh phúc, nghẹn ngào trong giây phút đoàn tụ

4.    Nghệ thuật thể hiện diễn biến tâm trạng

– Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà năm 2021

– Sử dụng các định ngữ, biện pháp so sánh,..

– Ngôn ngữ trong sáng, giọng kể chậm rãi.

III. Kết bài

– Khái quát diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy-lít-xơ: Từ hồi hộp mong chờ, bình tĩnh, nhẫn nại đến hờn dỗi trách móc và cuối cùng là niềm xúc động, nghẹn ngào.

– Đánh giá về con người Uy-lít-xơ qua diễn biến tâm trạng đó: Nhẫn nại, cao quý, hết lòng vì gia đình.

Đề 4: Đóng vai Tê-lê-mác kể lại cảnh Uy-lít-xơ trở về

* Gợi ý trả lời

A. Mở bài:

– Nói đôi chút về nhân vật tôi – Tê-lê-mác

B. Thân bài:

– Nhân vật Tê-lê-mác kể về tình cảnh của gia đình mình

+ Sau hơn hai mươi năm trời ròng rã biền biệt xa quê hương, phải chịu bao nhiêu gian nan, khó nhọc giờ thì cha tôi đã trở về để đoàn tụ với cả nhà. Chỉ có điều là cha lại giấu mình trong bộ dạng không ai ngờ đến là bộ dạng của một kẻ ăn mày rách rưới. Cha làm như vậy cũng như để thử xem người vợ hiền yêu dấu của mình có nhận ra mình hay không mà thôi

+ Trong thời gian dài đằng đẵng, cha tôi vắng nhà, mẹ tôi phải thường xuyên đối phó với 108 gã đàn ông quyền quý trong vùng tranh nhau đến cầu hôn. Chúng xảo quyệt và rất hung hãn, quấy rối suốt ngày này qua tháng khác để rắp tâm ép buộc mẹ tôi và chiếm đoạt tài sản của gia đình tôi. Pê-nê-lốp – Người đàn bà thông minh xinh đẹp đó chính là mẹ của tôi, bà luôn luôn phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế để kéo dài thời gian, hy vọng cha tôi sẽ trở về.

+ Vì nói là có biết một số thông tin về Uy-lít-xơ nên gã hành khất – tức là cha tôi đã lọt vào trong ngôi nhà của mình. Nhũ mẫu vẫn một mực khăng khăng khẳng định là cha tôi đang ở dưới nhà và giục mẹ tôi hãy mau xuống đón mừng. Bà còn nói rõ những dấu hiệu khó quên là cái sẹo ở chân cha tôi, dấu vết của một lần ông đi săn bị nanh trắng của con lợn lòi húc vào. Mẹ tôi quả nhiên vẫn chưa tin, quay sang bảo nhủ mẫu hãy cùng xuống nhà để xem xác chết của bọn cầu hôn và kẻ giết chúng.

+ Mẹ tôi vẫn ngồi lặng, vẻ mặt sửng sốt, lúc thì đăm đăm nhìn chồng, lúc lại như là không nhận ra người chồng yêu quý trong bộ quần áo rách mướp của kẻ ăn mày.

– Tâm trạng của Tê-lê-mác khi thấy mẹ không nhận cha

+ Không nén nổi tức giận, tôi đã buột miệng trách sao mẹ lại tàn nhẫn như thế chứ?. Mẹ không hề hỏi han, cũng chẳng đến bên cha vồn vã trò chuyện như trước. Tôi thầm nghĩ chắc trên thế gian chẳng có người vợ nào sắt đá đến nỗi chồng đi xa biền biệt hai mươi năm, trải qua biết bao gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến vậy, không một lời hỏi thăm.

+ Mẹ tôi không giận mà dịu dàng đáp tôi: Tê-lê-mác con ơi, lòng mẹ kinh ngạc quá chừng! Mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, không thể nhìn thẳng mặt người. Nếu quả thực đây chính là Uy-lít-xơ cha của con, bây giờ cũng đã trở về, thì con có thể tin chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận được ra nhau một cách dễ dàng, vì cha mẹ có những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết.

+ Nghe mẹ tôi nói vậy, cha tôi nhẫn nại mỉm cười và nói với tôi: Tê-lê-mác con! Đừng la mẹ nữa, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thể nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ người cha còn bẩn thỉu, áo quần rách rưới nên mẹ con khinh cha chưa nói: “Đích thị là chàng rồi. Nhưng về phần cha con ta, ta hãy bàn xem nên xử trí tình huống thế nào cho ổn thỏa nhất con nhé. Nếu có ai giết chết một người trong xứ sở, chỉ một người thôi và dù kẻ bị giết chẳng có ai báo thù cho nữa, thì người ấy cũng phải rời bỏ cha mẹ, đất nước, trốn đi biền biệt. Huống hồ như với chúng ta đây, chúng ta đã hạ cả thành lũy bảo vệ đô thị này, giết các chàng trai của những gia đình quyền quý nhất. Tình huống ấy cha khuyên con nên suy nghĩ.

à Tôi kính cẩn thưa rằng mọi việc xin cha cứ thế mà định liệu, vì xưa nay, cha vốn là người sáng suốt. Tôi cũng hứa sẽ hết lòng phù tá cha tôi.

– Khi mẹ của Tê-lê-mác nhận ra chồng:

+ Lát sau, từ trong phòng tắm bước ra, trông cha uy nghi, đẹp đẽ như một vị thần. Trở về chỗ cũ, cha nói với mẹ rằng: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim thật sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời trải qua bao nỗi gian truân, nay mới trở về xứ sở! Rồi cha tôi bảo nhũ mẫu hãy kê cho ông một chiếc giường để ông ngủ một mình như bấy lâu nay vì trái tim trong ngực vợ ông được làm bằng sắt.

+ Mẹ tôi thận trọng đáp: Khốn khổ! Tôi không có ý coi thường, coi khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu! Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác ra đi trên chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ- ric-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.

+ Mẹ tôi nói vậy là để thử lòng cha tôi mà thôi. Quả nhiên cha tôi bỗng giật mình hỏi ngay, nàng ơi. Nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ, ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Rồi cha tôi kể chi tiết, tỉ mỉ về đặc điểm của chiếc giường. Bí mật này ngoài cha mẹ của tôi ra chỉ có một thị tì của mẹ tôi biết được.

àNghe vậy, mẹ tôi bủn rủn cả chân tay vì cha tôi đã tả đúng mười mươi sự thật. Mẹ liền chạy ngay lại, nước mắt chan chứa đua nhau rơi, ôm lấy cổ và hôn trán người chồng yêu quý mà nói rằng:

Giọng nói chân thành của mẹ tôi khiến cha tôi rất cảm động, cảm động đến nghẹn ngào. Nhìn cha ôm lấy người vợ xiết bao yêu thương, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc.

C. Thân bài:

– Gặp lại chồng mình sau hơn hai mươi năm mòn mỏi chờ đợi, mẹ tôi quá đỗi sung sướng vô cùng! Mẹ nhìn ngắm cha miết mà không hề chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của mẹ cứ ôm cổ cha không muốn rời. Cảnh tượng ấy khiến trái tim tôi – đứa con trai duy nhất của hai người, cứ thổn thức mãi không nguôi vì xúc động vì hạnh phúc. Và từ về sau tôi sẽ luôn được sống trong sự thương yêu che chở của cả mẹ, của cả cha.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu