Bộ đề Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu hay nhất | Myphamthucuc.vn

Tuyển tập Bộ đề Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu đầy đủ nhất.

Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu – Đề số 1

Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 – 4:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

                                                                  (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)  

1 – Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2 – Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3 – Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

4 – Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Lời giải chi tiết:

1 – Thể thơ tự do.

2 – Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

   – Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Xem thêm:  Without this treatment, the patient would have died | Myphamthucuc.vn

   – Óng tre ngà và mềm mại như tơ

   – Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

   – Như gió nước không thể nào nắm bắt

   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

3 – Văn bản trên  thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

4 – Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).

Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu – Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng “vườn” rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng “suối”

Tiếng “heo may” gợi nhớ những con đường.

                                                 (“Tiếng Việt” – Lưu Quang Vũ)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa – Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Tnú ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

Câu 3: Đặc sắc nào của tiếng Việt được tác giả nhắc đến trong hai khổ thơ in đậm của văn bản.

Câu 4: Theo em, làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt?

Lời giải

Câu 1: Nội dung chính của đoạn thơ là: tình cảm yêu quý, trân trọng tiếng mẹ đẻ của Lưu Quang Vũ.

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ: “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa – Óng tre ngà và mềm mại như tơ.” là: So sánh (tiếng Việt như đất cày, lụa, óng tre ngà, tơ để người đọc cảm nhận đặc trưng của tiếng Việt: mộc mạc, khỏe khoắn, tinh tế và mềm mại, là tiếng nói biểu hiện bản sắc dân tộc.)

Câu 3: Đặc sắc của tiếng Việt là thứ tiếng nhiều thanh điệu, khiến lời nói có giai điệu, gợi hình,gợi thanh,  gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống, con người Việt một cách giản dị, gần gũi.

Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và dùng lập luận giải thích cho quan điểm đó.

– Ví dụ:

+ Yêu và quý trọng tiếng Việt, có ý thức về sự phát triển của tiếng Việt.

+ Thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

+ Bảo vệ tiếng Việt.

Tiếng Việt Lưu Quang Vũ Đọc hiểu – Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Xem thêm:  Bài 20. Máy thu hình – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

 

Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất

Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

(Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945-1985), NXB Giáo dục, 1985, tr.218)

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?

Câu 2: Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba

Câu 3: Nêu nội dung chính đoạn trích

Lời giải

Câu 1: Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất là vẹn tròn, vầng trăng cao, đêm cá lặn sao mờ, như bùn và như lụa, óng tre ngà và mềm mại như tơ

Câu 2: 

+ Biện pháp tu từ so sánh: nói thường nghe như hát, như gió nước không thể nào nắm bắt.

+ Nhân hóa: dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh, dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy.

Câu 3: 

Đoạn trích có nội dung khẳng định vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt, thể hiện niềm tự hào và tình yêu của nhà thơ Lưu Quang Vũ đối với tiếng Việt

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập