Bộ đề Đọc hiểu Thử nói về hạnh phúc hay nhất | Myphamthucuc.vn

Đọc hiểu Thử nói về hạnh phúc – Đề 1

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“… với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết…”

(Thử nói về hạnh phúc – Thanh Thảo, Từ một đến một trăm, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về 3 dòng thơ cuối:

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.

Trả lời:

Câu 1: Thể thơ: Tự do.

Câu 2: 

Biện pháp tu từ:

Liệt kê “đất nước là nhịp tim… là một làn mây mỏng… là một giọng nữ cao…”

Tác dụng: tạo âm hưởng, cảm xúc về tình yêu đất nước; thể hiện rõ hình ảnh đất nước vô cùng gần gũi.

Câu 3: 

Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:

– Đất nước gắn bó mật thiết, không thể tách rời khỏi mỗi con người.

– Thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ.

Câu 4: 

Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đây là gợi ý:

– Thông điệp tâm đắc nhất: Ai cũng một lần chết nhưng đừng chết vì hư danh, vật chất hay những ảo mộng tầm thường…

– Lý giải:

+ Thông điệp khẳng định một lý tưởng sống cao đẹp, có ý nghĩa.

+ Thể hiện tinh thần dũng cảm; quan điểm sống tốt đẹp của người trẻ.

Đọc hiểu Thử nói về hạnh phúc – Đề 2

Đọc đoạn trích:

Những tình yêu thật thường không ồn ào

chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt

chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan

bằng chén cơm ăn mắm ruốc

bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc

bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân

có những thằng con trai mười tám tuổi

chưa từng biết nụ hôn người con gái

chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời

câu nói đượm nhiều hơi sách vở

khi nằm xuống

Xem thêm:  Cách vẽ tranh đề tài phong cảnh làng quê Việt Nam đẹp | Myphamthucuc.vn

trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời

hạnh phúc nào cho tôi

hạnh phúc nào cho anh

hạnh phúc nào cho chúng ta

hạnh phúc nào cho đất nước

 (Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo, 1972)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:

có những thằng con trai mười tám tuổi

chưa từng biết nụ hôn người con gái

chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời

câu nói đượm nhiều hơi sách vở

khi nằm xuống

trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời

Câu 4. Theo anh/chị, giữa hạnh phúc… cho tôi và hạnh phúc…cho đất nước, điều gì quan trọng hơn? Vì sao?

Trả lời:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh: “chén cơm ăn mắm ruốc”, “giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc”, “những nắm đất mọc theo đường hành quân”.

Câu 3.Trình bày:

– Thể hiện sự hi sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước của những người lính trẻ. Họ “nằm xuống” để đất nước vươn lên khi tâm hồn vẫn hồn nhiên, vô tư, trong sáng và đầy mơ mộng..

– Bộc lộ niềm trân trọng, tự hào xen lẫn tiếc thương của nhà thơ dành cho thế hệ mình trong những năm chống Mĩ đầy ác liệt.

– Nêu rõ sự lựa chọn của bản thân, trả lời câu hỏi hạnh phúc nào thực sự quan trọng với chính mình.

– Trình bày được cách hiểu của bản thân về quan niệm hạnh phúc đã lựa chọn.

–  Lí giải hợp lí, thuyết phục chủ kiến của mình.

Câu 4.

* Nếu lựa chọn hạnh phúc …cho tôi:

– Hạnh phúc… cho tôi là sự tự ý thức sâu sắc về hạnh phúc của bản thân, là sự lựa chọn đặt hạnh phúc riêng tư cá nhân lên trên hạnh phúc chung.

– Khẳng định sự lựa chọn coi trọng hạnh phúc cá nhân là một quan niệm sống sâu sắc. Bởi lẽ, đời người ngắn ngủi, hữu hạn nên chúng ta cần trân trọng những khoảnh khắc phút giây được sống để làm cho chính mình hạnh phúc. Hơn nữa khi bản thân ta hạnh phúc, ta sẽ làm cho những người xung quanh ta hạnh phúc, ta sẽ góp sức làm nên hạnh phúc cho mọi người, hạnh phúc cho đất nước.

* Nếu lựa chọn hạnh phúc cho đất nước:

– Hạnh phúc …cho đất nước là sự tự ý thức sâu sắc về hạnh phúc của quê hương đất nước, là sự lựa chọn đặt hạnh phúc chung, hạnh phúc lớn của dân tộc lên trên hạnh phúc riêng tư cá nhân.

– Khẳng định sự lựa chọn hạnh phúc cho đất nước là một quan niệm sống đẹp. Bởi lẽ, sự lựa chọn ấy thể hiện một lí tưởng sống cao cả, sẵn sàng cống hiến cho quê hương đất nước. Và khi có được lí tưởng ấy, mỗi người sẽ coi việc tự nguyện hi sinh cho tổ quốc là niềm hạnh phúc và giá trị sống của chính mình.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng | Giáo dục trung học Đồng Nai

Đọc hiểu Thử nói về hạnh phúc – Đề 3

Những tình yêu thật thường không ồn ào

chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt

chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan

bằng chén cơm ăn mắm ruốc

bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc

bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân

có những thằng con trai mười tám tuổi

chưa từng biết nụ hôn người con gái

chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời

câu nói đượm nhiều hơi sách vở

khi nằm xuống

trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời

hạnh phúc nào cho tôi

hạnh phúc nào cho anh

hạnh phúc nào cho chúng ta

hạnh phúc nào cho đất nước

(Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo, 1972)                                     

 Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của những câu thơ sau:                             

có những thằng con trai mười tám tuổi

chưa từng biết nụ hôn người con gái

chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời

câu nói đượm nhiều hơi sách vở

khi nằm xuống

trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời

Câu 4. Theo anh/chị, giữa hạnh phúc…cho tôi và hạnh phúc…cho chúng ta, điều gì quan trọng hơn? Vì sao?

Trả lời:

Câu 1:

– Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do

Câu 2:

– Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh: “chén cơm ăn mắm ruốc”, “giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc”, “những nắm đất mọc theo đường hành quân”.

Câu 3:

– Sáu câu thơ thể hiện sự hi sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước của những người lính trẻ. Họ “nằm xuống” để đất nước vươn lên khi tâm hồn vẫn hồn nhiên, vô tư, trong sáng và đầy mơ mộng.

– Bộc lộ niềm trân trọng, tự hào xen lẫn tiếc thương của nhà thơ dành cho thế hệ mình trong những năm chống Mĩ đầy ác liệt.

Câu 4:

– Nêu rõ sự lựa chọn của bản thân, trả lời câu hỏi hạnh phúc nào thực sự quan trọng với chính mình.

– Trình bày được cách hiểu của bản thân về quan niệm hạnh phúc đã lựa chọn.

–  Lí giải hợp lí, thuyết phục chủ kiến của mình.

Đọc hiểu Thử nói về hạnh phúc – Đề 4

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

“…với những thằng con trai mười tám tuổi

đất nước là nhịp tim có thể khác thường

là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

là mùi mồ hôi thật thà của lính

đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội

hay một bữa cơm rau rừng

chúng tôi không muốn chết vì hư danh

không thể chết vì tiền bạc

chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng

những liều thân vô ích

đất nước đẹp mênh mang

đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt

chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết…

”(Thử nói về hạnh phúc – Thanh Thảo, Từ một đến một trăm, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Xem thêm:  Cảm nhận khổ thơ 5, 6, 7 trong bài thơ Sóng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về 3 dòng thơ cuối:đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó

Trả lời:

Câu 1: Thể thơ: Tự do.

Câu 2: Biện pháp tu từ:Liệt kê “đất nước là nhịp tim… là một làn mây mỏng… là một giọng nữ cao…”Tác dụng: tạo âm hưởng, cảm xúc về tình yêu đất nước; thể hiện rõ hình ảnh đất nước vô cùng gần gũi.

Câu 3: Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu của mình, sau đây là gợi ý:

– Đất nước gắn bó mật thiết, không thể tách rời khỏi mỗi con người.

– Thể hiện tinh thần hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ.

Câu 4: Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của mình, sau đây là gợi ý:

– Thông điệp tâm đắc nhất: Ai cũng một lần chết nhưng đừng chết vì hư danh, vật chất hay những ảo mộng tầm thường…

– Lý giải:

+ Thông điệp khẳng định một lý tưởng sống cao đẹp, có ý nghĩa.

+ Thể hiện tinh thần dũng cảm; quan điểm sống tốt đẹp của người trẻ.

Đọc hiểu Thử nói về hạnh phúc – Đề 5

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(…) Những tình yêu thật thường không ồn ào chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan bằng chén cơm ăn mắm ruốc bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân có những thằng con trai mười tám tuổi chưa từng biết nụ hôn người con gái chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước có những thằng con trai mười tám tuổi nhiều khi cực quá, khóc ào nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ phanh ngực áo và mở trần bản chất mỉm cười trước những lời lẽ quá to nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc (…)

(Trích “Thử nói về hạnh phúc” – Thanh Thảo)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

Câu 2: Hãy chỉ ra những khó khăn của đất nước “trong hồi khốc liệt” được nhắc đến trong đoạn trích trên?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chủ đạo trong những dòng thơ sau:

hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước

Câu 4: Anh /chị có đồng ý với quan điểm “Những tình yêu thật thường không ồn ào” không? Tại sao?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập