Bộ đề Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán chi tiết nhất.

Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán – Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

(Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. Những từ ngữ, câu thơ nào của đoạn thơ trên thể hiện cho ta thấy tính cách của nhân vật tôi? Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp gì?

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

Câu 4. Từ nội dung đoạn thơ trên, anh/chị thấy bản thân mình cần sống và rèn luyện như thế nào để trở thành người chân thật.
Lời giải

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1.

– Thể thơ của đoạn thơ đã cho là: tự do

Câu 2. 

– Tính cách của nhân vật tôi được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu – ghét; không nói yêu thành ghét – không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi – Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

– Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp của con người: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người sống chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.

Câu 3.

– Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai – cũng không”.

Xem thêm:  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh | Myphamthucuc.vn

– Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

Câu 4. 

– Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

–   Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+   Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.

Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán – Đề 2
 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

– Con ơi

trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

 

– Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

(Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 1: (1.0 điểm) 

Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: (1.0 điểm)

Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: (1.0 điểm)  

Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều” trong câu  “Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét”?

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Công thức giải nhanh cực trị hàm trùng phương | Myphamthucuc.vn

Lời giải

Câu 1: (1.0 điểm) 

Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: (1.0 điểm)

– Các biện pháp nghệ thuật:

+ Liệt kê, điệp từ: vui, yêu, ghét

+ Đối lập: cười – khóc; yêu – ghét; ngon ngọt nuông chiều – cầm dao dọa giết.

+ Điệp cấu trúc: Dù… cũng không…

– Tác dụng: Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, gợi cảm, nhấn mạnh và làm rõ quan niệm sống làm người chân thật.

Câu 3: (1.0 điểm)  

Hiểu cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều”:

– Dùng những lời đường mật, những hứa hẹn, nịnh nọt… để dụ dỗ, cám dỗ, lôi kéo người khác.

Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán – Đề 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

– Con ơi, trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

 

– Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Mẹ ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều.

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

(Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? (nhận biết)

Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của một trong cách biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. (thông hiểu)

Câu 3: (0.5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều” trong câu “Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét”? (thông hiểu)

Câu 4: (1,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận khoảng từ 7 đến 10 dòng, trình bày ý kiến của anh/chị về điều cần thiết “Sống thì phải làm người chân thật” (vận dụng)

Lời giải
Câu 1:

* Phương pháp: Đọc, căn cứ vào các thể thơ đã học

* Cách giải:

Thể thơ: tự do

– Phong cách ngôn ngữ: phong cách nghệ thuật.

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

– Các biện pháp nghệ thuật:

+ Liệt kê, điệp từ: vui, yêu, ghét

+ Đối lập: cười – khóc; yêu – ghét; ngon ngọt nuông chiều – cầm dao dọa giết.

+ Điệp cấu trúc: Dù… cũng không…

Xem thêm:  Dàn ý chi tiết Chí khí anh hùng lớp 10 | Myphamthucuc.vn

– Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu nhẹ nhàng cho lời dạy bảo của mẹ dành cho con

+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, gợi cảm, nhấn mạnh và làm rõ quan niệm sống làm người chân thật.

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc hiểu

* Cách giải:

Hiểu cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều”:

– Dùng những lời đường mật, những hứa hẹn, nịnh nọt… để dụ dỗ, cám dỗ, lôi kéo người khác.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.

* Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

– Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng.

+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

– Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: nêu cảm nghĩ về sự chân thật qua câu “Sống thì phải làm người chân thật”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân về thái độ sống chân thật trong cuộc đời.

– Hướng dẫn cụ thể:

* Giới thiệu vấn đề: “Sống thì phải làm người chân thật”.

* Giải thích vấn đề

– Chân thật là gì?

Chân thật là không giả dối, là trong đầu óc, tâm hồn không cảm thấy khó chịu vì sự ganh ghét.

– Tại sao phải sống chân thật?

=> Sự chân thật giúp con người có cuộc sống đích thực, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

–  Đây là quan niệm đúng đắn.

– Tại sao nói: “Sống thì phải làm người chân thật.”?

+ Chân thật thì con người ta mới dám đối mặt với những sai lầm hoặc những điều chưa hoàn hảo ở bản thân.

+ Chân thật mới dám đứng lên để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội

– Mỗi người cần phải rèn luyện sự chân thật và sống chân thành với mọi người.

– Phê phán những người có thái độ sống giả dối, không chân thật.

* Liên hệ bản thân

* Tổng kết

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập