Bài tập tự luận cân bằng phản ứng oxi hóa khử hay nhất | Myphamthucuc.vn

Bài tập 1: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0 g.  Tính Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu?

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :mH2 = 7,8-7,0 =0,8 gam

Mặt khác theo công thức 1 và theo đề ta có hệ phương trình:

(Khi tham gia phản ứng nhôm nhường 3 e, magie nhường 2 e và H2 thu về 2 e)

3.nAl + 2.nMg = 2.nH2 = 2.0.8/2 (1)

27.nAl + 24.nMg =7,8 (2)

Giải phương trình (1), (2) ta có nAl =0.2 mol và nMg = 0.1 mol

Từ đó ta tính được mAl =27.0,2 =5,4 gam và mMg =24.0,1 =2,4 gam chọn đáp án B

Bài tập 2: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Tính thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn?

Hướng dẫn:

Ta có: Mn+7 nhường 5 e (Mn+2), Cl-thu 2.e (Cl2)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có :

5.nKMnO4 =2.nCl2

⇒ nCl2 = 5/2 nKMnO4 =0.25 mol ; VCl2 =0,25 . 22,4 =0,56 lít

Bài tập 3. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức 2 ta có:

mmuối = m kim loại + mion tạo muối

Xem thêm:  Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam? | Myphamthucuc.vn

= 20 + 71.0,5 = 55.5g

Bài tập 4. Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Tính phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt?

Hướng dẫn:

Ta có 24 nMg + 27 nAl =15  (1)

– Xét quá trình oxi hóa

Mg → Mg2+ + 2e

Al → Al3+ +3e

⇒ tổng số mol e nhường = 2nMg + 3 nAl

– Xét quá trình khử

2N+5 +2.4e → 2 N+1

S+6 + 2e → S+4

⇒ tổng số mol e nhận = 2.0,4 + 0,2 = 1,4 mol

Theo định luật bảo toàn e ta có:

2nMg + 3 nAl = 1,4               (2)

Giải hệ (1) và (2) ta được nMg = 0,4 mol, nAl =0,2 mol

⇒% Al = 27.0,2/15 = 36%

⇒%Mg = 64%

Bài tập 5: Một hỗn hợp X có khối lượng 18,2g gồm 2 Kim loại A (hóa trị 2) và B (hóa trị 3). Hòa tan X hoàn toàn trong dung dịch Y chứa H2SO4 và HNO3. Cho ra hỗn hợp khí Z gồm 2 khí SO2 và N2O. Xác định 2 kim loại A, B (B chỉ co thể là Al hay Fe). Biết số mol của hai kim loại bằng nhau và số mol 2 khí SO2 và N2O lần lượt là 0,1 mol mỗi khí.

Hướng dẫn:

Quá trình khử hai anion tạo khí là:

4H+ + SO42- + 2e → SO2 + 2H2O

                                  0,2       0,1 mol

10H+ + 2NO3 + 8e → N2O + 5H2O

                                  0,8         0,1 mol

Xem thêm:  Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 2 | Myphamthucuc.vn

Tổng e (nhận) = 0,2 + 0,8 = 1 mol

A →  A2+ + 2e

a               2a

B → B3+ + 3e

b              3b

Tổng e (cho) = 2a + 3b = 1      (1)

Vì số mol của hai kim loại bằng nhau nên: a= b           (2)

Giải ( 1), (2 ) ta có a = b = 0,2 mol

Vậy 0,2A + 0,2B = 18,2 ⇒ A + B = 91 ⇒ A là Cu và B là Al.

Bài tập 6: Cho 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là?

Hướng dẫn:

Ta có: 2H++ 2e → H2

                  0,3      0,15 mol/

Vậy khối lượng muối trong dung dịch là:

mmuối= mkim loại + mgốc acid = 6,3+35,5.0,3/1=16,95 g.

Một số lưu ý:

   – Với kim loại có nhiều số oxy hóa khác nhau khi phản ứng với dung dịch axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.

   – Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr….) khi dó N+5 trong HNO3 bị khử về mức oxi hóa thấp hơn trong những đơn chất khi tương ứng.

   – Các kim loại tác dụng với ion trong môi trường axit H+ coi như tác dụng với HNO3. Các kim loại Zn, Al tác dụng với ion trong môi trường kiềm OH giải phóng NH3.

Bài tập 7: Hòa tan 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần tram khối lượng của Al, Mg trong X lần lượt là:

Hướng dẫn:

Gọi Mg, Al trong hỗn hợp X lần lượt là x, y (mol).

Bài tập tự luận cân bằng phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 2)
Bài tập tự luận cân bằng phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 3)

Bài tập 8: Cân bằng phản ứng:

FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2SO4 + H2O

Hướng dẫn:

– Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 → Fe+3

S-2 → S+6

N+5 → N+1

– Bước 2. Lập thăng bằng electron:

Fe+2 → Fe+3 + 1e

S-2 → S+6 + 8e

FeS → Fe+3 + S+6 + 9e

2N+5 + 8e → 2N+1

→ Có 8FeS và 9N2O.

– Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

8FeS + 42HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 9N2O + 8H2SO4 + 13H2O

Bài tập 9. Cân bằng phản ứng trong dung dịch bazơ:

NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr

Hướng dẫn:

CrO2- + 4OH → CrO42- + 2H2O + 3e

Br2 + 2e → 2Br

Phương trình ion:

2CrO2- + 8OH + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br+ 4H2O

Phương trình phản ứng phân tử:

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Bài tập 10. Cân bằng phản ứng trong dung dịch có H2O tham gia:

KMnO4 + K2SO3 + H2O → MnO2 + K2SO4

Hướng dẫn:

MnO4+ 3e + 2H2O → MnO2 + 4OH

SO32- + H2O → SO42- + 2H+ + 2e

Phương trình ion:

2MnO4 + H2O + 3SO32- → 2MnO2 + 2OH+ 3SO42-

Phương trình phản ứng phân tử:

2KMnO4 + 3K2SO3 + H2O → 2MnO2 + 3K2SO4 + 2KOH

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập