Khái niệm:
– Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ.
– Virut nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào và sống kí sinh bắt buộc.
– Gồm 2 thành phần cơ bản:
+ Lõi axit nuclêic: chỉ chứa ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).
+ Vỏ bọc prôtêin (capsit): Bao bọc axit nuclêic để bảo vệ, cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.
– Một số virut có thêm vỏ ngoài:
+ Cấu tạo vỏ ngoài là lớp lipit.
+ Mặt vỏ ngoài có cac gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ.
– Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
– Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic → làm cho virut có hình que, hình sợi, hình cầu…
Ví dụ: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…
– Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều
Ví dụ: Virut bại liệt.
– Cấu trúc hỗn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
Ví dụ: Phagơ là virut kí sinh ở vi khuẩn, còn gọi là thể thực khuẩn.
Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 29. Cấu trúc các loại virut